+Aa-
    Zalo

    Người ngồi trên xe máy khi tham gia giao thông có được sử dụng ô không?

    (ĐS&PL) - Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định rõ về mức phạt tiền đối với hành vi chở người ngồi trên xe sử dụng ô.

    Theo quy định ở Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008, người ngồi trên xe mô tô hai bánh và xe mô tô ba bánh, cũng như xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi dưới đây:

    - Mang, vác các vật cồng kềnh.

    - Sử dụng ô.

    - Bám, kéo hoặc là đẩy các phương tiện khác.

    - Đứng ở trên yên, giá đèo hàng hoặc là ngồi trên tay lái.

    - Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

    Như vậy, người ngồi trên xe máy không được sử dụng ô khi tham gia giao thông. Điểm g Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định về mức phạt tiền đối với hành vi chở người ngồi trên xe sử dụng ô.

    Theo đó, xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), cũng như các loại xe tương tự như xe mô tô, các loại xe tương tự như xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, mức phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với người điều khiển xe chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù).

    Người ngồi trên xe máy không được sử dụng ô khi tham gia giao thông. Ảnh minh họa: Pháp Luật Việt Nam

    Người ngồi trên xe máy không được sử dụng ô khi tham gia giao thông. Ảnh minh họa: Pháp Luật Việt Nam

    Bên cạnh phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung. Cụ thể, thực hiện các hành vi quy định tại Điểm a Khoản 6; Điểm a, Điểm b Khoản 7; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d khoản 8 Điều này thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.

    Nếu tái phạm hoặc là vi phạm nhiều lần hành vi quy định ở Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 8 Điều này thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3 - 5 tháng và tịch thu phương tiện.

    Trong trường hợp thực hiện các hành vi quy định tại Điểm a, Điểm g, Điểm h, Điểm k, Điểm l, Điểm m, Điểm n, Điểm q Khoản 1; Điểm b, Điểm d, Điểm e, Điểm g, Điểm l, Điểm m Khoản 2; Điểm b, Điểm c, Điểm k, Điểm m Khoản 3; Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h Khoản 4 Điều này mà gây ra tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.

    Như vậy, người điểm khiển phương tiện có hành vi chở người ngồi trên xe dùng ô thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

    Ngoài ra, nếu hành vi chở người ngồi trên xe sử dụng ô gây tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nguoi-ngoi-tren-xe-may-khi-tham-gia-giao-thong-co-uoc-su-dung-o-khong-a471957.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Biển báo hiệu cửa chui cho biết gì?

    Biển báo hiệu cửa chui cho biết gì?

    Biển báo hiệu cửa chui là một phần quan trọng của hệ thống biển báo giao thông, giúp người tham gia giao thông biết trước về các lối đi có giới hạn chiều cao ....