+Aa-
    Zalo

    Người mẹ bạo hành con rồi định bỏ lại bệnh viện bị xử lý thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Với thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay, Pháp luật đã nghiêm cấm, trừng trị và áp dụng những xử phạt đích đáng cho những hành vi vi phạm này.

    (ĐSPL) - Với thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay, Pháp luật đã nghiêm cấm, trừng trị và áp dụng những xử phạt đích đáng cho những hành vi vi phạm này.

    Hỏi: Mới đây, tôi có đọc thông tin trên báo chí tại bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM cấp cứu cho một bé trai 4 tuổi bị gãy xương đùi do bị cha dượng và chính mẹ đẻ bạo hành.

    Các bác sĩ chẩn đoán gãy 1/3 xương đùi phải. Trên cơ thể có nhiều vết thâm tím từ đầu, mặt cho đến thân mình, chân tay.

    Vậy trường hợp này người mẹ và cha dượng bị xử lý thế nào, pháp luật quy định ra sao để bảo trẻ em?

    Cháu bé 4 tuổi đang được điều trị tại bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM - Ảnh: Dân Việt

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

    Trong những năm gần nay, nhiều vụ việc đánh đập, hành hạ, bạo hành trẻ em trong gia đình, trường mầm non, tiểu học, nơi giữ trẻ… diễn ra thường xuyên hơn, đến mức phải báo động. Pháp luật quy định mức án phạt cao nhất cho “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác” là tù chung thân và mức án phạt cao nhất cho “tội cố ý giết người” là tử hình.

    Trong gia đình, người ta thường quan niệm “thương cho roi cho vọt”. Như vậy là đã sai. Người trong gia đình có quyền dạy bảo con cái, trẻ nhỏ nhưng không có quyền răn đe, đánh đập trẻ nhỏ. Có những cha mẹ vì một phút tức giận đã đánh đập, giết chết con cái của mình. Điều này cho thấy họ đã phạm vào tội bạo hành trẻ em được pháp luật quy định.

    Bên ngoài xã hội cũng là nơi hiểm họa luôn rình rập và không an toàn cho các bé. Những vụ việc người giữ trẻ, giáo viên mầm non dọa nạt, đánh đập trẻ em không phải hiếm và thường xuyên xảy ra ngay trên ghế nhà trường.

    Chứng kiến những hình ảnh đau thương mất mát, co rúm sợ hãi của những đứa trẻ… thử hỏi tình người, nhân phẩm và đạo đức của những kẻ bạo hành đã đặt ở đâu? Xã hội và pháp luật sẽ làm gì đối với những hành vi vi phạm pháp luật này? Tuổi thơ của các em phải chịu đựng bạo hành thì khi lớn lên các em có thể trở thành những kẻ phạm tội, gây thiệt hại xã hội và nền kinh tế nước nhà.Trẻ em chính là tương lai của đất nước, trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

    Với thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay, Pháp luật đã nghiêm cấm, trừng trị và áp dụng những xử phạt đích đáng cho những hành vi vi phạm này. Tuy nhiên, chắc chắn vẫn còn một số vụ việc chưa được giải quyết do gia đình, người thân, hàng xóm hoặc người từng chứng kiến những hình ảnh đau thương của trẻ nhỏ, những hành vi vi phạm pháp luật của kẻ bạo hành mà đã không tố cáo.

    Xử phạt hành vi bạo hành trẻ em

    Tùy theo động cơ, mục đích và mức độ nghiêm trọng của hậu quả để lại, người thực hiện bạo hành trẻ em có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính (bồi thường tiền) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (ngồi tù, chung thân, tử hình). Cụ thể:

    Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thể hiện rõ quan điểm tôn trọng và bảo vệ các quyền trẻ em:

    – “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự”, “Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật” (theo Điều 14 và khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định);

    – Hành vi ngược đãi, hành hạ trẻ em là một trong những hành vi bị nghiêm cấm (theo khoản 6 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định). Hành vi này được hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số quy định của luật, bao gồm:

    + Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm.

    + Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, xao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

    + Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần.

    + Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần.

    Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, những hành vi được liệt kê cụ thể như trên có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

    Mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 2 triệu đồng, tương ứng với từng hành vi được quy định trong Mục 4 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

    Pháp luật đã quy định hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội sau:

    – Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với trẻ em với mức phạt tù cao nhất là 3 năm (theo điểm d khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định);

    – Tội vô ý làm chết người với mức phạt tù cao nhất là 5 năm (theo khoản 1 Điều 98 BLHS quy định);

    – Tội giết trẻ em với mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình (theo điểm c khoản 1 Điều 93 BLHS quy định).

    Ngoài ra, người thực hiện hành vi hành hạ, ngược đãi đối với trẻ em còn phải bồi thường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của các bé số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất thực tế và tổn thất tinh thần.

    Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xử lý hành vi bạo lực gia đình: hiện nay pháp luật quy định khá nhiều cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết, hỗ trợ, tư vấn giúp đỡ những nạn nhận của hành vi bạo lực gia đình. Vì vậy, có thể khiếu nại hoặc tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Uỷ ban nhân dân hoặc Công an để yêu cầu các cơ quan này xử lý đối với hành vi vi phạm bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình. Bên cạnh đó, cũng có thể liên hệ với các tổ chức xã hội như cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, các địa chỉ tin cậy trên địa bàn do Ủy ban nhân dân cấp xã công bố để được tư vấn, hỗ trợ khi bị xâm phạm quyền lợi.

    Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.

    Luật gia Đồng Xuân Thuận
    Nguồn: Người đưa tin
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-me-bao-hanh-con-roi-dinh-bo-lai-benh-vien-bi-xu-ly-the-nao-a143461.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan