+Aa-
    Zalo

    Người đàn ông 53 tuổi tử vong sau khi bị ong đốt

    (ĐS&PL) - Sau khi cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công, người bệnh được chuyển viện điều trị tiếp nhưng không qua khỏi.

    Theo VTV News, thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất (Hà Nội) liên tục tiếp nhận các trường hợp phản vệ do bị ong đốt từ mức độ vừa đến nguy kịch. Gần đât nhất, ngày 5/10, Đơn nguyên Cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất tiếp nhận 5 ca phản vệ do ong đốt, nguyên nhân vì đốt phá vỡ tổ ong (không rõ loại).

    Trong số 5 bệnh nhân nhập viện điều trị, người bệnh nặng nhất có biểu hiện phản vệ độ 2, đau nhiều tại vị trí ong đốt, tức ngực, đau đầu. Các bệnh nhân đều được xử trí theo phác đồ phản vệ tuỳ theo mức độ và chuyển vào khoa Hồi sức tích cực điều trị.

    nguoi dan ong 53 tuoi tu vong sau khi bi ong dot
    Người đàn ông 53 tuổi ở Hà Nội tử vong sau khi bị ong đốt. Ảnh minh họa: VTV News

    Trước đó, Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất tiếp nhận một nam bệnh nhân 53 tuổi ở Hà Nội vào viện sau 45 phút bị ong đốt. Người bệnh nhập viện trong tình trạng tím tái mạch, huyết áp không đo được. Sau khi cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công, bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Thanh Nhàn điều trị tiếp nhưng không qua khỏi.

    Bác sĩ Nguyễn Thị Cảnh – Trưởng đơn nguyên Cấp cứu chia sẻ, các loại ong như Các loại ong như ong vò vẽ, ong bắp cày thường là loài có độc tính cao. Khi bị ong đốt, cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất nếu vết đốt nhiều hoặc bị ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật hoặc một số ong chưa rõ loại (ở các vùng rừng núi) đốt.

    Ngoài ra, cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi thấy có các biểu hiện như đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt, mẩn ngứa, khó thở... do nạn nhân bị ong đốt có thể bị sốc phản vệ. Đây là một cấp cứu cần được xử trí nhanh, kịp thời vì rất dễ dẫn đến tử vong do suy hô hấp cấp và tụt huyết áp.

    VietNamNet dẫn lời bác sĩ Nguyễn Minh Tiến – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM cho hay khi bị ong đốt, lấy vòi chích ra nếu có bằng cách khều nhẹ, dùng nhíp lấy ra, tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra. Nạn nhân cần được rửa sạch vùng bị đốt bằng xà phòng và nước ấm, đắp băng lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

    Để tránh bị ong đốt, bác sĩ Tiến khuyên mọi người không mặc đồ màu sắc sặc sỡ khi đi chơi du ngoạn miền quê, trong rừng; không leo trèo hái trái cây có thể bị tai nạn do ngã và bị ong tấn công do vô tình hay cố ý chọc phá tổ ong. Đồng thời, kiểm soát phát quang những tổ ong xung quanh nhà và trong vườn.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-dan-ong-53-tuoi-tu-vong-sau-khi-bi-ong-dot-a553454.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan