+Aa-
    Zalo

    Người đàn ông 32 tuổi bị suy thận và ngừng tim chỉ vì quanh năm dùng thứ nhiều người ưa thích

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Dù mới 32 tuổi nhưng một nam bệnh nhân đã bị suy thận cấp, suýt nữa mất mạng chỉ vì thứ mà nhiều người trẻ ưa thích.

    Dù mới 32 tuổi nhưng một nam bệnh nhân đã bị suy thận cấp, suýt nữa mất mạng chỉ vì thứ mà nhiều người trẻ ưa thích.

    Hình ảnh các bác sĩ gấp rút hô hấp nhân tạo và đưa người đàn ông 32 tuổi bị suy thận, ngừng tim vào phòng cấp cứu. Ảnh: Sina

    Mới đây, một đoạn video ghi lại cảnh các bác sĩ gấp rút di chuyển một bệnh nhân vào phòng cấp cứu, trong khi 1 bác sĩ ngồi trên giường bệnh và liên tục hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân, đang được lan truyền và thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng Trung Quốc.

    Sự chuyên nghiệp của các bác sĩ được ca ngợi nhưng câu chuyện đằng sau việc sơ cứu cũng thật khiến người khác phải giật mình.

    Theo Sina, bệnh nhân nam trong sự việc này bị suy thận cấp và ngừng tim khi mới 32 tuổi! Tại sao anh ấy còn trẻ bệnh tình lại nặng vậy?

    Tiểu Trần, 32 tuổi, đã đến bệnh viện Chi nhánh 3 đại học Y Nam Phương do thường có biểu hiện buồn nôn và nôn trong 3 ngày. Xét nghiệm chức năng thận cho thấy Creatinine của anh là 430umol/L.

    Vào lúc 7h ngày 8/1, Tiểu Trần bị ngừng tim đột ngột, nhóm ICU đã nhanh chóng tiến hành chạy ECMO trong khi thực hiện hồi sức tim phổi và khử rung tim. Nhờ vậy, Tiểu Trần mới thoát khỏi quỷ môn quan.

    Tuy nhiên, Tiểu Trần vẫn trong tình trạng nguy hiểm. Anh bị tiêu cơ vân và tăng kali máu nặng. Tim cần ECLS liên tục (hỗ trợ sự sống bên ngoài) để duy trì, đồng thời hô hấp cần được hỗ trợ bằng máy thở và cần lọc máu tại giường liên tục để loại bỏ các chất độc hại nhằm bảo vệ chức năng thận.

    Sau khi hội chẩn và điều trị tại nhiều khoa như ICU, thận, phẫu thuật mạch máu và tim mạch, tình trạng của Tiểu Trần đã ổn định một chút nhưng anh vẫn hôn mê và cơ thể phù nề. Phải đến ngày 12/1, Tiểu Trần mới có thể tháo ECMO.

    Thói quen xấu suýt cướp đi sinh mạng

    Làm sao mà người đàn ông mới chỉ 32 tuổi lại đổ bệnh mau chóng và nghiêm trọng như vậy?

    Giám đốc ICU của bệnh viện Chi nhánh 3 đại học Y Nam Phương - Dương Hồng đã hỏi kỹ về tiền sử bệnh tật và thói quen sống của bệnh nhân.

    Người thân của Tiểu Trần cho biết anh rất thích uống ngọt, thậm chí thay thế nước lọc hằng ngày, làm việc và nghỉ ngơi không cân bằng và thường xuyên thức khuya.

    Trước khi nhập viện, Tiểu Trần thường xuyên cảm thấy bị đau dạ dày nhưng luôn nghĩ đó là bệnh về đường tiêu hóa nên không để ý đến. Không ngờ tình trạng lại phát triển đến mức kinh khủng như vậy.

    Thường xuyên sử dụng nước ngọt rất có hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

    Giám đốc Dương cho biết hiện nay nhiều người trẻ chọn sử dụng nước ngọt/giải khát thay cho nước đun sôi vì hương vị của nước đun sôi không hấp dẫn.

    Tuy nhiên, đường, photpho cafein và các thành phần khác trong nước ngọt/giải khát sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết canxi, khiến hàm lượng canxi trong nước tiểu tăng cao và dễ hình thành sỏi.

    Ngoài ra, đồ uống có ga chứa một lượng lớn photpho vô cơ, bệnh thận sợ photpho cao, tăng photpho trong máu có thể gây ngứa toàn thân, đây là triệu chứng thường gặp của bệnh nhân suy thận và nhiễm độc niệu, đồng thời có liên quan đến tỷ lệ tử vong của bệnh nhân bị bệnh thận.

    Hàm lượng đường quá cao trong nước ngọt/giải khát cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường, điều này sẽ càng gia tăng độ nghiêm trọng đối với những người thận kém.

    5 dấu hiệu thường gặp về bệnh thận

    Thay đổi lượng nước tiểu: Người bình thường đi tiểu từ 1000 - 2000 ml mỗi ngày, trung bình là 1500 ml, lượng nước tiểu tăng hay giảm đều có thể là biểu hiện của bệnh thận.

    Đặc biệt những người bình thường rất ít bị tiểu đêm, nếu bạn thấy mình phải dậy nhiều lần vào ban đêm mà không uống nhiều nước trước khi đi ngủ thì bạn nên cảnh giác với bệnh thận.

    Thay đổi màu sắc nước tiểu: Màu sắc của nước tiểu bình thường là trong suốt và có màu vàng nhạt, nếu bạn uống ít nước hoặc đi tiểu lần đầu tiên vào buổi sáng thì màu sẽ đậm hơn. Nếu nước tiểu có màu đỏ hoặc có bọt thì nên đến chuyên khoa thận để kiểm tra.

    Phù nề: Thận là cơ quan chuyển hóa nước trong cơ thể con người, nếu thận không tốt sẽ bị tích nước và dẫn tới tình trạng phù nề cơ thể. Nếu buổi sáng thức dậy thấy mí mắt sưng phù hoặc bàn chân, chân bị phù nề thì đó có thể là dấu hiệu về bệnh thận.

    Nôn và các triệu chứng tiêu hóa khác: Bệnh thận phát triển đến giai đoạn cuối sẽ ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa và gây ra cảm giác buồn nôn, nôn, chán ăn và các triệu chứng khác. Do đó, khi gặp những triệu chứng này, ngoài việc đi khám tại chuyên khoa tiêu hóa, cũng cần chú ý đến nguy cơ bị bệnh thận.

    Ngứa da: Ở những bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối, urê trong cơ thể không đào thải được qua nước tiểu sẽ toát qua da, từ đó gây kích ứng da, đồng thời, chất độc tích tụ trong cơ thể có thể gây ra bệnh lý thần kinh ngoại biên và ngứa da.

    Hoa Vũ (Theo Sina)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-dan-ong-32-tuoi-bi-suy-than-va-ngung-tim-chi-vi-quanh-nam-dung-thu-nhieu-nguoi-ua-thich-a356265.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan