+Aa-
    Zalo

    Người dân nín thở khi đi... qua cầu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hàng chục năm nay, hàng trăm người dân bản Sơn Tiến, xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) phải qua sông Dinh bằng cây cầu tạm làm bằng gỗ và tre.

    Hơn chục năm nay, hàng trăm người dân bản Sơn Tiến, xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) phải qua sông Dinh bằng cây cầu tạm được chế từ gỗ và tre. Chiếc cầu này cũng chính là con đường độc đạo duy nhất để người dân nơi đây được tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
    Làm cầu tre bằng dây rừng
    Có mặt tại bản Sơn Tiến, chúng tôi hoàn toàn bất ngờ khi thấy chiếc cầu tạm làm bằng những khúc cây thô sơ, những cây tre được kết nối với nhau bằng dây rừng. Mặt cầu là những thanh tre được chẻ ra "lót thảm" cho người dân dễ dàng đi lại. Qua quan sát, chiếc cầu tạm này hoàn toàn không có thành cầu, không có người giám sát khiến người dân nơi đây phải nín thở qua cầu mỗi ngày.
    Người dân nín thở khi đi...qua cầu
    Chiếc cầu tạm nơi học sinh bản Sơn Tiến đi học mỗi ngày.
    Cụ Cao Thị Thiên (74 tuổi), một người dân sống tại bản Sơn Tiến cho hay, từ bé cụ đã thấy cây cầu tạm bằng tre ở vị trí này để qua sông Dinh. Cụ không nhớ nổi đã có bao nhiêu cây cầu người dân dựng lên bị nước lũ cuốn trôi, chỉ biết rằng muốn ra trung tâm xã, người dân trong bản ai cũng phải qua chiếc cầu này. 
    Anh Trương Văn Thiêm, Trưởng bản Sơn Tiến cho biết: Năm ngoái, nước lũ sông Dinh đột ngột lên cao đã cuốn đi 5 chiếc cầu tạm mà người dân nơi đây đã bỏ biết bao công sức, tiền của để dựng nên. Cả bản có 22 học sinh mầm non, 25 học sinh tiểu học và 35 học sinh THCS. Vào mùa khô, mực nước sông cạn, hàng ngày học sinh vẫn đến trường qua chiếc cầu này. Nhưng vào mùa lũ nước sông dâng, các em phải nghỉ học vì không thể qua sông được. Cứ 10 ngày, bản lại cử một nhóm người ra kiểm tra những "trụ cầu" bằng khúc cây, nếu mối mọt lập tức thay thế để người dân đi lại an toàn...
    Chấp nhận mạo hiểm vì không có tiền
    Em Trương Thị Thu Thủy, học sinh lớp 3, trường Tiểu học Thọ Hợp cho biết: “Mỗi lúc tan học về phải qua cây cầu này cháu sợ lắm vì không biết bơi. Nhiều anh chị đi qua cầu này đã bị rơi xuống sông...".
    Ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch UBND xã Thọ Hợp nói: "Theo tôi tìm hiểu, cầu tạm Sơn Tiến có từ lâu lắm rồi, người dân địa phương mỗi người góp một ít vật dụng, công sức để làm chiếc cầu này. Biết là nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng chính quyền cũng chịu vì không có kinh phí để làm chiếc cầu chắc chắn hơn. Mỗi năm có gần 10 trường hợp đi xe máy bị ngã xuống sông...".
    Trao đổi về vấn đề trên, ông Bùi Thanh An, Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp cho biết: "Cầu tạm Sơn Tiến là nỗi băn khoăn, trăn trở của chính quyền địa phương. Được biết, đầu năm nay, Bộ GTVT đã phê duyệt cho xây dựng chiếc cầu treo với kinh phí 13 tỷ đồng. Tuy nhiên, họ thăm dò đo đạc chứ chưa thấy triển khai, không biết khi nào chiếc cầu treo này mới được xây dựng xong để học sinh và người dân yên tâm qua sông...".
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-dan-nin-tho-khi-di-qua-cau-a63369.html
    Cầu treo “tử thần” trên dòng sông Re

    Cầu treo “tử thần” trên dòng sông Re

    Mỗi lần có người qua lại, chiếc cầu dài trên 50m, nằm cách lòng suối trên 25m, được làm bằng mấy sợi dây sắt 6 nối nhau lại oằn xuống run rẩy và đung đưa như muốn đứt bất cứ lúc nào .

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cầu treo “tử thần” trên dòng sông Re

    Cầu treo “tử thần” trên dòng sông Re

    Mỗi lần có người qua lại, chiếc cầu dài trên 50m, nằm cách lòng suối trên 25m, được làm bằng mấy sợi dây sắt 6 nối nhau lại oằn xuống run rẩy và đung đưa như muốn đứt bất cứ lúc nào .