+Aa-
    Zalo

    Người đàn bà dâm đãng nhận tiếng xấu vô sinh để cơ thể ngát hương

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nổi tiếng với nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, thế nhưng người đàn bà này lại chấp nhận tiếng xấu bạc phúc vô sinh để cơ thể toả ngát hương thơm.

    (ĐSPL) - Nổi tiếng với nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, thế nhưng người đàn bà này lại chấp nhận tiếng xấu bạc phúc vô sinh để có cơ thể toả ngát hương thơm.

    Người đàn bà dâm đãng có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành 

    Người đàn bà có một không hai ấy chính là Triệu Phi Yến (tên thật là Triệu Nghi Chủ). Đây là một trong những đại mỹ nhân của triều đại nhà Hán.

    Từ trẻ, Phi Yến đã được Dương A công chúa đưa vào cung nhà Hán với mục đích lấy lòng vua Hán Thành Đế - vị vua si mê tửu sắc để nhằm củng cố địa vị của mình trong triều.

    Lần đầu tiên Phi Yến có cơ hội gặp gỡ vị vua này là khi Hán Thành Đế tới nhà công chúa Dương A uống rượu. Tại đây, Dương A mở cuộc ca múa giúp vui. Và Phi Yến từ sau rèm lụa bước ra, da dẻ hồng hào, dáng đi uyển chuyển mềm mại như cành liễu lướt theo chiều gió khiến nhà vua Thành Đế nhìn theo như ngây dại.

    Ngay sau cuộc gặp bất ngờ đầu tiên này, Hán Thành Đế không thể làm ngơ với nhan sắc và tài năng múa hát thướt tha yêu kiều của Phi Yến. Vị vua này đã nhanh chóng đưa Triệu Phi Yến vào hậu cung để thoả sức mê mệt, mây mưa với nàng.

    Lần đầu vào cung và “ân ái” cùng vua, vì đã mất trinh từ trước nên Phi Yến đã dùng thủ đoạn “Lạc hồng” (để lại nhiều dấu máu tươi trên gối) đánh lừa nhà vua. Hán Thành Đế cứ nghĩ Phi Yến là cô gái còn tân nên càng yêu chiều, sủng ái hơn.

    Người đàn bà dâm đãng nhận tiếng xấu vô sinh để cơ thể ngát hương

    Người đàn bà dâm đãng Triệu Phi Yến nhận tiếng xấu vô sinh để cơ thể ngát hương. (Ảnh minh họa)

    Nhưng qua một thời gian chung sống với vua, do Phi Yến không có con nên Dương A tìm cách đưa em gái của Phi Yến là Hợp Đức vào cung tiến vua, hy vọng nàng sẽ mang "long thai" và Phi Yến nhanh chóng có được quyền lực.

    Với sắc đẹp còn xinh đẹp hơn chị gái Phi Yến, Triệu Hợp Đức vào cung đã khiến Hán Thành Đế một lần nữa thêm ngây dại. Từ ngày có được hai báu vật họ Triệu, Hán Thành Đế chẳng thiết gì đến những người đàn bà khác trong cung.

    Khi đã lên ngôi hoàng hậu, Phi Yến nghe lời Hợp Đức giết hại mỹ nhân họ Tào đang mang long thai và giết luôn số cung nữ hầu cận mỹ nhân đó. Hán Thành Đế vốn là một hôn quân, bản tính nhu nhược, không dám trị tội hai chị em mỹ nhân, chỉ tìm cách đề phòng.

    Do được vua hết mực sủng ái, nhưng bao năm qua không thể có thai, Triệu Phi Yến vô cùng lo lắng về ngôi vị của mình có thể bị sụp đổ. Do đó, ngoài Thành Đế ra, Triệu Phi Yến còn tìm cách tư thông với nhiều người đàn ông khác.

    Theo đó, người phụ nữ dâm đãng này gian díu từ cậu thiếu niên 15 tuổi giỏi đánh trống đàn để hoan lạc ngay trong phòng ngủ của mình. Rồi mượn cớ cầu nguyện, Phi Yến ra ở riêng, tuyển chọn một số thị lang trong cung hầu hạ để tiện cho việc thông dâm hàng ngày.

    Bên cạnh đó, mỹ nữ này cũng âm thầm tìm kiếm khắp kinh thành những thiếu niên trẻ tuổi. Hàng ngày, có khoảng hơn chục người sẽ được hóa trang thành phụ nữ đưa vào hậu cung hành dâm với Phi Yến. Song dù có quan hệ với hàng trăm đàn ông, Phi Yến vẫn không thể có thai.

    Chấp nhận tiếng xấu bạc phúc vô sinh để cơ thể có mùi hương quyến rũ

    Theo những ghi chép, để có làn da trắng nõn mềm mượt và tỏa ngát hương thơm, mỹ nhân họ Triệu thường nhét vào rốn một dạng thuốc viên có tên gọi “Hương cơ hoàn” (hay “Liễu đỗ niêm”) được pha chế theo công thức thần bí. Loại xuân dược này có thành phần chính là xạ hương, sâm Cao Ly, lộc nhung.

    Được biết, lộc nhung có tác dụng điều trị hỗ trợ những bệnh nặng cần phải bổ dưỡng, nâng đỡ tổng trạng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, dùng lâu với liều thấp có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Riêng tác dụng hỗ trợ về tình trạng suy nhược sinh lý nam và nữ thì khá hiệu quả. Nếu sử dụng lộc nhung là nhung hươu thì ngoài việc chăm sóc sức khỏe còn có tác dụng rất lớn trong việc làm đẹp, chống lão hóa.

    Sâm Cao Ly là một trong những vị thuốc quan trọng nhất trong bài thuốc giúp trường sinh bất lão. Ngoài các tác dụng như: tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể, chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể... thì sâm Cao Ly cũng đã được nhiều khoa học trên thế giới chứng minh là có tác dụng kích thích sinh dục.

    Khi nhét vào rốn, quả nhiên thuốc phát huy công dụng mạnh mẽ, khiến Triệu Phi Yến và em gái Hợp Đức luôn quyến rũ nhờ nước da nõn mượt và hừng hực sắc xuân. Nhưng Phi Yến đâu ngờ, thần dược “Hương cơ hoàn” có chứa xạ hương - chất độc gây vô sinh. Mặc dù về sau biết được điều này nhưng vì vẻ đẹp nên nàng chấp nhận hy sinh đường con cái để giữ lấy nhan sắc trời ban.

    Vẻ đẹp trời phú là công cụ để mỹ nhân này chinh phục trái tim Hán Thành Đế. Và nó cũng chính là liều thuốc độc khiến tuyệt sắc giai nhân này phải chấp nhận tiếng xấu bạc phúc vô sinh cho tới tận lúc chết.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-dan-ba-dam-dang-nhan-tieng-xau-vo-sinh-de-co-the-ngat-huong-a52491.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan