Theo số liệu năm 2016, ước tính có gần 2.000 người Australia chết mỗi năm. Còn theo Hội đồng Ung thư Australia, 2/3 người nước này sẽ bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư da trước tuổi 70.
Nơi có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao nhất thế giới
Người dân tắm nắng trên bãi biển Henley, bang Adelaide trong lúc trời nắng gay gắt. |
Mới đây, trang điện tử CNN của Mỹ đã gọi ung thư da là "bệnh dịch đặc hữu" của người Australia với khoảng 14.000 trường hợp mắc bệnh mới bị chẩn đoán mỗi năm.
Do hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn của trái đất xuất hiện ở Nam Cực mà Châu Đại Dương lại nằm gần đó nên sẽ gây ra tình trạng phơi nhiễm tia cực tím UV ở mức độ cao trong khu vực này. Theo dữ liệu từ trụ sở của Quỹ Ung thư hắc tố Quốc tế thì bang Texas (Mỹ), Australia và New Zealand là những nơi có tỷ lệ người bị ung thư da cao nhất thế giới. Tỷ lệ mắc u ác tính của phụ nữ ở Australia cao gấp 10 lần ở châu Âu, và tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 20 lần. Kết quả là, ung thư da được gọi là "bệnh ung thư quốc gia" của Australia.
Chiến dịch tuyên truyền chống nắng của Viện Nghiên cứu Y khoa QIMR Berghofer ở bãi biển bang Queensland. |
Chính phủ Australia và các tổ chức cộng đồng đã nỗ lực rất nhiều để thay đổi việc mọi người theo đuổi trở thành "Người Australia màu đồng". Họ sử dụng khẩu hiệu “Slip, Slop, Slap” để vận động mọi người chủ động mặc áo sơ mi, thoa kem chống nắng và đội mũ khi ra đường. Đây là khẩu hiệu được đưa ra bởi Ủy ban Phòng chống Ung thư Victoria vào năm 1981. Vào thời điểm đó, mối liên hệ giữa bức xạ tia cực tím và ung thư da ngày càng trở nên rõ ràng hơn, đây là một trong những chiến dịch y tế cộng đồng thành công nhất tại Australia.
Lực lượng cứu hộ tình nguyện tuyên truyền cho chiến dịch chống tróc da Slip Slop Slap tại bãi biển Bondi ở Sydney vào tháng 1 năm 2016. |
Theo một nghiên cứu năm 2016, 6 quốc gia có người dễ bị tổn thương da nhất trên thế giới là người da trắng ở Mỹ, Vương Quốc Anh, Thụy Điển, Na Uy, Australia và New Zealand. Từ năm 1982 đến 2011, ngoại trừ Australia và New Zealand, tỷ lệ mắc u ác tính ở các nước khác tăng hơn 3% mỗi năm và dự kiến sẽ tiếp tục tăng cho đến tận năm 2022.
Ngược lại, tỷ lệ mắc u ác tính ở Australia đã giảm 0,7% mỗi năm, bắt đầu từ năm 2005, trong khi tỷ lệ mắc bệnh này ở New Zealand lại ngày càng tăng lên mặc cho dự đoán là sẽ sớm giảm.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc u ác tính ở những người trên 50 tuổi vẫn đang tăng lên mặc dù tỷ lệ mắc ung thư hắc tố trung bình trên 100.000 người đã giảm, số lượng u ác tính xâm lấn ở Australia vẫn tăng, nếu tính theo tỷ lệ trung bình trên đầu người.
Tính trên toàn cầu thì Australia và New Zealand là nơi có số người chết vì u ác tính cao nhất. Các chuyên gia cho rằng điều này có thể là do dân số già ở Australia và sự tăng dân số nói chung.
Ung thư u ác tính tăng cao ở người trẻ tuổi
Số liệu thống kê cũng cho thấy tỷ lệ mắc u ác tính ở người trẻ ngày càng tăng. Một báo cáo gần đây của Viện Y tế và Phúc lợi Australia cho thấy mỗi ngày, nước này có 2-3 thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 15 đến 24 bị chẩn đoán mắc u ác tính. Nếu gia đoạn năm 1985-1989 mới có 283 ca/ triệu dân thì đến giai đoạn 2010-2014, con số này đã là 308 ca.
Trung bình mỗi ngày có 2-3 thanh thiếu niên ở Australia bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư hắc tố. |
Anh Kyle Howle ở Penrith, bang New South Wales chính là minh chứng cho thấy u ác tính có thể tấn công con người ở mọi lứa tuổi. Người đàn ông 32 tuổi này cho biết anh dễ bị mắc u ác tính vì lý do di truyền. Lúc 2 tuổi, anh đã phải cắt bỏ khối u ác tính đầu tiên. Khi đến 25 tuổi, anh phát hiện ra một khối u ác tính giai đoạn 2, có thể lây lan và kết quả là phải phẫu thuật cắt bỏ cùng với một số hạch bạch huyết ở cổ. Vậy nhưng chỉ 2 năm sau, khối u trên cổ anh lại biến thành một khối u ác tính khác.
Kyle Howle với vợ, Ellen, và con gái Adelyn. |
Howle đã phẫu thuật và tham gia vào một thử nghiệm y tế, nhưng đến năm 2016, căn bệnh ung thư lại tái phát - và lần này đến lượt gan của anh gặp họa. Giờ Howle phải đi khám kiểm tra mỗi ba tháng 1 lần.
Anh nói: “Tôi thấy rất đáng sợ khi nhiều người vẫn đang không nhận thức được sự nguy hiểm của việc bị cháy nắng. Thật khủng khiếp khi nhìn thấy những đứa trẻ không đội mũ mặc áo sơ mi.
Tôi đã từng bị cháy nắng khi còn nhỏ, đây là điều khó có thể tránh khỏi trong 'đất nước rám nắng' này của chúng ta. Do đó giờ tôi đang cố gắng bảo vệ con mình."
Môi trường nguy hiểm
Theo Giáo sư David Whitman thuộc Viện Y khoa Qimil Berghof ở Queensland, yếu tố khí hậu cũng góp phần làm tăng cao tỷ lệ ung thư hắc tố của Australia, chẳng hạn như vào mùa hè, bầu trời ở đây trong xanh vì ô nhiễm không khí tương đối ít. Ngoài ra, nhiều người gốc Âu đã di cư đến các vùng có độ cao thấp, có nắng, và đây cũng là một yếu tố trong thảm họa ung thư da.
Điều tồi tệ là một số người Australia vẫn quyết tâm bỏ qua các cảnh báo và vẫn tiếp tục duy trì làn da rám nắng của mình.
Một số người sử dụng giường phơi nắng ít nhất một lần/ tuần để giữ cho làn da rám nắng, và tin rằng như vậy sẽ an toàn hơn so với việc phơi dưới ánh nắng gay gắt ở Australia. |
Tuy nhiên, các bang và vùng lãnh thổ của Australia đã cấm các phòng tắm nắng thương mại hoạt động kể từ năm 2014 - tại đây, họ sử dụng những chiếc giường phơi nắng trong phòng hoặc chiếu đèn để làm khách hàng có làn da rám nắng nhân tạo. Tất nhiên, các bức xạ tia cực tím phát ra từ các thiết bị này cũng làm tăng nguy cơ ung thư da. Đã có những báo cáo cho hay rằng ngành công nghiệp tắm nắng bất hợp pháp hiện đang gia tăng.
Cuộc khảo sát chống nắng quốc gia 2016-2017 của Hội đồng Ung thư Australia cho thấy 11% người trưởng thành sử dụng phòng tắm nắng và chỉ có 1% trong đó cho hay lần cuối họ dùng giường tắm nắng là 12 tháng trước.
Mặc dù không nhiều, nhưng việc các phòng tắm nắng bất hợp pháp gia tăng đã khiến cho chính quyền các tiểu bang và khu vực lo ngại, họ đã đề ra các biện pháp kiểm soát để hạn chế loại hình kinh doanh này.
Nhờ vậy, đến năm 2016, số lượng những phòng tắm nắng bất hợp pháp đã giảm do những người kinh doanh nó phải đối mặt với những truy tố hình sự.
Whiteman còn cho biết, mặc dù khí hậu của New Zealand mát mẻ hơn và ít có văn hóa bãi biển nhưng do vậy người dẫn cũng thiếu nhận thức về sự nguy hại của ánh nắng mặt trời.
Trong năm 2016, New Zealand đã vượt qua Australia để trở thành quốc gia có tỷ lệ khối u ác tính cao nhất thế giới, với 50 ca bệnh trên 100.000 người, trong khi con số này của Australia chỉ là 48.
Whitman tin rằng tỷ lệ mắc khối u ác tính ở New Zealand sẽ tiếp tục tăng cho đến đỉnh điểm, tức là "đuổi kịp" số liệu 20 năm trước của Australia.
Minh Minh(Theo CNN)