+Aa-
    Zalo

    10 nguyên tắc sống khỏe mạnh không mắc bệnh ung thư

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sự đáng sợ của căn bệnh ung thư thì ai cũng biết nhưng không phải ai cũng biết hàng ngày mình vẫn đang vô tình tiếp tay cho căn bệnh nan y này phát triển.

    Sự đáng sợ của căn bệnh ung thư thì ai cũng biết nhưng không phải ai cũng biết hàng ngày mình vẫn đang vô tình tiếp tay cho căn bệnh nan y này phát triển.

    Tiểu đường, tim mạch, huyết áp, thần kinh, mỡ máu... là những căn bệnh mãn tính rất nhiều người dính phải. Đỉnh điểm trong đó là ung thư với tỷ lệ tử vong cao đáng sợ, chưa kể đang có hiện tượng ngày càng trẻ hóa.

    Ung thư được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính trên thế giới đã có 14 triệu trường hợp ung thư và 8,2 triệu trường hợp tử vong do ung thư theo số liệu năm 2012.

    Nhưng căn bệnh tưởng như nan y lại hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cach điều chỉnh sinh hoạt, lối sông lành mạnh. Dưới đây là 10 nguyên tắc vàng được các chuyên gia y tế đúc kết ra khuyên mọi người noi theo.

    1. Không tự ý mua và dùng sản phầm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng phòng ung thư

    Trên thị trường hiện đang có hàng ngàn loại thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thuốc bổ... được quảng cáo là dùng hàng ngày sẽ có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Chúng được bán với giá rất đắt và những công ty kinh doanh mặt hàng này không ngại phát triển cả hệ thống bán hàng kiểu đa cấp để đưa chúng tới tay người mua.

    Trên thực tế, không có bất kì sản phẩm dinh dưỡng hay loại thuốc nào được chứng minh đầy đủ rằng có thể ngăn ngừa ung thư ở người.

    Chỉ có chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau và trái cây mới có hiệu quả ngăn ngừa ung thư. Mỗi ngày nên ăn khoảng 400g rau và hoa quả. Ngoài ra hạn chế ăn các thực phẩm chế biến, đồ ăn muối chua...

    2. Không ăn đồ chiên rán, nướng

    Muốn phòng ngừa ung thư cần tránh ăn các thực phẩm có hàm lượng muối, đường cao như khoai tây chiên. Chiên rán, nướng là một phương pháp nấu ăn được nhiều chuyên gia ung thư khuyên nên hạn chế. Theo tờ Xin’an Evening News, thực phẩm chiên có thể gây ra các chất ung thư trong điều kiện nhiệt độ cao, do đó, bạn nên ăn càng ít càng tốt.

    Hơn nữa trong dầu có chứa một lượng lớn các axit béo chuyển vị, nếu ăn quá nhiều đồ chiên ngập dầu có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh như gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, viêm túi mật, dạ dày, tiểu đường, béo phì và bệnh tim mạch.

    Thực phẩm nướng sản sinh ra chất AGE. Đây là hợp chất glycate hóa bền vững giúp thực phẩm có màu hấp dẫn, mùi rất thơm và vị ngon, giòn dễ chịu.

    Tuy nhiên khi AGE xâm nhập vào cơ thể làm tổn thương tổ chức mô lành. Ở chỗ nào có protein, AGE sẽ làm biến tính protein. Điều này rất nguy hiểm vì cơ thể con người chủ yếu được cấu tạo từ protein. Nếu AGE di chuyển lên não sẽ gây bệnh thần kinh, nằm dưới da sẽ khiến da nhăn nheo… Đồ nướng cũng tạo ra các chất trung gian hóa học: axit amin thơm, amin dị vòng… Chúng gây đột biến tế bào và ung thư.

    Ăn đồ chiên/nướng trong thời gian dài còn có thể gây ra ung thư đường tiêu hóa như ung thư ruột kết, ung thư tuyến tụy.

    3. Tiệc tùng, nhậu nhẹt ít thôi

    Nhiều người lại thích bàn công việc trong bữa tối, và bữa ăn đó cứ phải diễn ra ở nhà hàng. Điều này dẫn đến một thói quen xấu chính là kéo dài bữa ăn. Thậm chí những người được cho là thành công thường hiếm khi ăn tối tại nhà.

    Một chế ăn không được duy trì đều đặn cùng thói quen hút thuốc lá và uống rượu vào bữa tối hay ăn quá no sẽ làm tổn hại đến dạ dày, về lâu dài có thể dẫn tới ung thư.

    4. Kiểm soát cân nặng chống ung thư

    Người gầy sẽ có ít nguy cơ mắc ung thư hơn. Đây là điều đầu tiên trong 10 nội dung kiến nghị phòng ung thư do 21 nhà khoa học trên khắp thế giới kết luận dựa trên nghiên cứu về những bệnh nhân ung thư và người khỏe mạnh suốt 5 năm.

    Có thân hình hơi “gầy” một chút có thể tốt hơn việc béo phì. Vì béo phì có thể gia tăng nguy cơ bị ung thư bởi những người này thường tiêu thụ quá nhiều mỡ động vật, thịt đỏ, đồ chiên nên họ không kiểm soát được nhu cầu ăn uống. Từ đó dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh như ung thư đại trực tràng, ung tuyến tụy, ung thư thận, ung thư vú.

    5. Khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm

    Một trong những cách phòng ngừa ung thư quan trọng nhất chính là khám sức khỏe đều đặn để có thể phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh.

    Mỗi năm mọi người nên đi khám sức khỏe tổng quát 2 lần bởi các khối u thường “ẩn mình” rất kỹ trong cơ thể. Đôi khi việc khám sức khỏe lần đầu chưa thể tìm ngay ra được dấu hiệu bệnh mà phải quá nhiều lần thăm khám.

    Ngoài ra khám sức khỏe cũng giúp bạn đề phòng được một số căn bệnh khác ngoài ung thư. Mọi người nên duy trì việc khám bệnh hàng năm. Người cao tuổi cần khám toàn diện cả cơ thể.

    6. Rèn luyện thói quen thường xuyên tập thể dục

    Mỗi người có cách tập thể dục khác nhau như có người thích đi bộ, một số người lại thích bơi. Chỉ riêng việc tập thể dục đã có lợi ích hơn việc không vận động cho dù bạn tập bộ môn nào.

    Bạn cũng không cần phải tập những động tác nặng và có thể tập luyện bất cứ khi nào trong giờ nghỉ giải lao hay buổi sáng sớm.

    7. Tránh tức giận, căng thẳng

    Những bệnh nhân ung thư đều trải qua tình trạng căng thẳng, suy nhược, lo lắng kéo dài. Một nghiên cứu cho thấy những cảm xúc tiêu cực trong thời gian dài có thể gây sức ép lên cơ thể. Các phản ứng căng thẳng thái quá có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch và tạo cơ hội cho tế bào ung thư phát triển.

    Vì thế, bạn không nên tức giận thường xuyên, hãy sống khoan dung, mở lòng để tinh thần được thoải mái, thư thái sẽ giúp tăng cường thể chất.

    8. Thanh lọc cơ thể bằng các loại trà thảo mộc

    Ngoài việc uống đủ nước mỗi ngày, hãy tập thói quen uống các loại trà thảo mộc như trà xanh, cam thảo, gừng, bạc hà, hoa cúc, sả...

    Theo Ts.Bs Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, thông qua các cơ chế như kích thích quá trình chết tế bào ung thư theo lập trình, trà thảo mộc ngăn chặn các tế bào ung thư tăng sinh, ngăn chặn quá trình tạo mạch nuôi khối u. Tác dụng này đã được nghiên cứu thử nghiệm trên nhiều loại ung thư như ung thư gan, ung thư biểu mô da người, ung thư tử cung, ung thư đại tràng, ung thư bạch huyết, ung thư phổi…

    Mỗi ngày nên uống khoảng 10g thảo mộc bằng cách đun sôi hoặc hãm như pha trà rồi sử dụng.

    9. Không hút thuốc lá, thuốc lào

    Hút thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư phổi và cũng là yếu tố chính trong sự phát triển của ung thư vòm họng.

    Một tác nhân khác gây ra chứng bệnh ung thư vòm họng đó là do nhiễm virut EB lây truyền qua đường nước bọt. Trẻ em có tỷ lệ nhiễm virut này khá cao. Lý do có thể liên quan đến vấn đề ăn uống do cha mẹ truyền nhiễm cho con bằng cách bón thức ăn cho trẻ.

    10. Cải thiện môi trường sống của bản thân

    Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng môi trường ô nhiễm, chất ô nhiễm khi vượt ngưỡng cho phép chính là những chất độc gây bệnh, trong đó có bệnh ung thư. Việc lạm dụng các hóa chất trong cuộc sống ngày càng nhiều, trong đó phải kể đến như: chất bảo quản trong thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ cỏ, thuốc diệt sâu bọ, diệt nấm…) là nguyên nhân khiến số lượng người mắc bệnh ung thư tăng vọt trong những năm gần đây.

    Người ta luôn phải hít thở không khí độc hại có cả khói thuốc lá, hơi clo, hơi thủy ngân, bụi kim loại, nước uống nhiễm hóa chất hữu cơ...

    Hãy ăn thực phẩm sạch, trồng cây cải tạo môi trường sống, không dùng đồ nhựa, giả da, lạm dụng hóa chất tẩy rửa, không chuyển đến sống tại những vùng bị ô nhiễm nặng... để bảo vệ sức khỏe cho gia đình và bản thân.

    Minh Minh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/10-nguyen-tac-song-khoe-manh-khong-mac-benh-ung-thu-a227147.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan