Các loại ngũ cốc nguyên hạt là loại thực phẩm tốt dành cho nhiều người nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn tới việc hấp thụ canxi và sắt của cơ thể bị ảnh hưởng.
So với các loại ngũ cốc tinh, ngũ cốc nguyên hạt hay còn gọi là ngũ cốc thô như gạo lức, ngô, kê, đại mạch, yến mạch, kiều mạch, các loại đậu thuộc họ đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen... có lượng calo thấp, khiến người dùng có cảm giác no bụng, tác dụng làm tăng nhu động đường tiêu hóa, giúp cơ thể loại bỏ chất thải cơ thể, làm giảm chỉ số đường huyết...
Tuy nhiên, lợi ích của ngũ cốc thô không đến nỗi quá cao như nhiều người vẫn ca ngợi. Tỷ lệ hấp thụ của hạt thô thấp. Ăn quá nhiều ngũ cốc thô sẽ khiến cho việc hấp thụ canxi và sắt trong cơ thể con người bị ảnh hưởng. Đặc biệt là những người sau cần chú ý nhiều hơn và không thể ăn quá nhiều ngũ cốc thô.
1. Bệnh nhân mắc bệnh tiêu hóa không nên ăn nhiều ngũ cốc thô
Do kết cấu thô của hạt, những người bạn mắc bệnh về đường tiêu hóa nên hạn chế tiêu thụ ít nhất có thể để không gây ra sự ma sát trong đường tiêu hóa, dẫn đến tổn thương lớp niêm mạc của nó.
Đặc biệt, đối với những người bị loét đau dạ dày, ăn quá nhiều ngũ cốc thô có thể khiến vết loét bị chảy máu...
2. Người bệnh nặng không nên ăn ngũ cốc thô
Do sự yếu kém của hệ thống tiêu hóa trong thời gian bị bệnh, bệnh nhân bị bệnh nặng không nên ăn ngũ cốc thô trong giai đoạn này, nếu không sẽ gây khó chịu cho dạ dày, dẫn đến không thể hấp thụ chất dinh dưỡng và làm bệnh tình nặng thêm.
3. Người già, trẻ em nên hạn chế ăn ngũ cốc thô
Hệ tiêu hóa của người cao tuổi suy yếu đần khi tuổi tác tăng cao, còn chức năng tiêu hóa của trẻ nhỏ thì vẫn trong tình trạng hoàn thiện. Nhất là đối với trẻ đang trong giai đoạn phát triển, cần hấp thu nhiều chất dinh dưỡng cũng như canxi thì càng không thích hợp ăn hạt nguyên cám.
Do vậy, cả hai nhóm đối tượng này đều không nên ăn nhiều loại ngũ cốc này.
4. Bệnh nhân thiếu máu không nên ăn nhiều ngũ cốc thô
Các hạt thô rất giàu axit oxalic, kết hợp với chất xơ trong thực phẩm có thể làm ức chế sự hấp thu sắt trong cơ thể con người, ảnh hưởng đến chức năng tạo máu và cuối cùng làm nặng thêm tình trạng thiếu máu.
5. Bệnh nhân mắc bệnh chuyển hóa hệ thống cần cẩn trọng khi tiêu thụ ngũ cốc thô
Các loại hạt ngũ cốc rất giàu chất xơ, giúp giảm lượng đường trong máu. Đây cũng là một lựa chọn tốt cho người trung niên và người cao tuổi mắc bệnh mạch máu mãn tính. Tuy nhiên, ngũ cốc dù sao vẫn có chứa tinh bột, rất không tốt đối với những người mắc bệnh chuyển hóa. Do vậy cần sử dụng theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
6. Những người có khả năng miễn dịch thấp cần ăn ít ngũ cốc thô
Những người có khả năng miễn dịch thấp và dễ mắc bệnh, dạ dày tiêu hóa kém nên cần chú ý có chế độ ăn uống cân bằng để đảm bảo dinh dưỡng.
Những người này nếu ăn ngũ cốc thô trong một thời gian dài, sẽ dẫn đến việc hấp thụ protein kém. Sự thiếu chất sẽ gây ra hiện tượng suy dinh dưỡng làm khả năng miễn dịch của cở thể càng kém đi.
Do vậy, có thể nói là không có một loại thực phẩm nào là hoàn hảo cho tất cả mọi người. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại tốt nhất là phù hợp với thể trạng cơ thể mỗi người, chứ không phải theo số đông.
Không nên lạm dụng ngũ cốc nguyên hạt trong thời gian dài. |
Như ngũ cốc thô chẳng hạn. Nó có thể rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường... vốn chiếm số lượng khá nhiều hiện nay. Do đó, các phương tiện truyền thông y tế tăng cường quảng bá và lợi ích của ngũ cốc nguyên hạn. Tuy nhiên, nó lại không thích hợp để áp dụng cho những người bị suy dinh dưỡng, dân tại các vùng nghèo khó hay người bị bệnh.
Những người có ý thức giữ gìn sức khỏe qua việc ăn uống thường đặt câu hỏi với các chuyên gia dinh dưỡng về việc họ có nên chuyển qua ăn các loại ngũ cốc thô là chính hay không.
Theo các chuyên gia y tế, ngay cả những người bị bệnh béo phì cũng không nên chỉ toàn ăn ngũ cốc thô. Họ chỉ nên tiêu thụ một lượng vừa phải bởi nếu dùng lâu dài để giảm cân, sẽ tăng áp lực lớn cho dạ dày.
Minh Minh (Theo Sohu)