+Aa-
    Zalo

    Ngồi nhiều gây hại tương đương với hút thuốc lá

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Đôi khi công việc khiến bạn phải ngồi lỳ một chỗ. Điều này rất có hại cho sức khỏe. Bởi vậy, hãy tập cách rời xa chiếc ghế của bạn nhiều hơn.

    (ĐSPL) - Đôi khi, công việc khiến bạn phải ngồi lỳ một chỗ. Điều này rất có hại cho sức khỏe. Bởi vậy, hãy tập cách rời xa chiếc ghế của bạn nhiều hơn.

    Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch

    Một nghiên cứu trênTạp chí Dịch tễ học (Mỹ) dựa trên thông tin của 185.000 người trong 14 năm cho thấy, thời gian ngồi liên quan đến tỷ lệ tử vong, không phụ thuộc vào mức độ hoạt động thể chất. Theo đó, ngồi nhiều có hại tương đương với việc hút thuốc lá, làm tăng nguy phát triển bệnh tiểu đường, tim mạch và một số loại ung thư...

    Ngồi nhiều tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch. Ảnh minh họa.

    Các nhà khoa học giải thích, cơ thể con người tiến hóa để phù hợp với hoạt động đứng và vận động nhiều. Khi bạn ngồi trên ghế, cơ thể gấp khúc, hông thắt chặt, xương sống gần như cứng lại khiến cho máu khó lưu thông. Điều đó có thể ảnh hưởng tới chức năng của não, tim mạch, thậm chí tăng nguy cơ đông máu.

    Một nghiên cứu khác do Viện Tiểu đường quốc tế tại Mebourne (Úc) thực hiện cho thấy dù bạn tập thể dục trong suốt 2 giờ cũng không bù đắp được thiệt hại cho sức khỏe nếu bạn ngồi liên tục suốt 22 giờ sau đó. Theo đó, những người ngồi nhiều giờ tại nơi làm việc và sau đó lại ngồi trước truyền hình hoặc máy vi tính ở nhà đối diện với nguy cơ tăng cao mắc các bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì.

    Cách tốt nhất là giảm thời gian ngồi

    Không nên ngồi nhiều và chỉ mãi một tư thế. Ảnh minh họa.

    Các chuyên gia cho biết nên thay đổi tư thế ngồi thường xuyên để các cơ bắp vận động và tăng lưu thông khí huyết.

    Dưới đây là một số biện pháp để giảm thời gian ngồi.

    - Cách 30 phút lại vận động: Bạn có thể thay đổi thói quen ngồi nhiều bằng cách cứ 30 phút làm việc bạn lại dành khoảng 5 phút vận động, có thể đứng dậy, di chuyển để đọc báo, nghe điện thoại hay uống nước hoặc đi ra ngoài hít thở không khí trong lành.

    - Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc: Không nên giữ mãi một tư thế ngồi, bạn có thể thay đổi tư thế làm việc, vươn vai, vươn mình… Làm như thế không chỉ phòng ngừa được các tác hại kể trên mà còn giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, năng suất hơn nữa đấy.

    Thực hiện một số động tác sẽ giúp giảm tác hại của việc ngồi nhiều. Ảnh minh họa. 

    - Ăn trong tư thế đứng: Nếu như công việc đã khiến bạn thường xuyên phải ngồi thì khi về nhà, bạn nên hạn chế sinh hoạt, ăn uống trong tư thế ngồi. Bạn có thể đứng khi xem phim, đứng khi ăn bữa sáng hoặc trưa... Đó đều là những thao tác giản đơn tốt cho sức khỏe của bạn.

    - Hoạt động nhiều hơn: Mỗi ngày hãy dành 15 phút ngồi trên sàn nhà để cùng chơi, đọc sách với con của bạn, hoặc xem chương trình tivi yêu thích. Điều này sẽ tăng thêm tổng thời gian hoạt động mỗi ngày.

    - Đẩy ghế xa bàn trước khi đi ngủ: Sáng hôm sau, vị trí bất thường của chiếc ghế sẽ nhắc nhở và khiến bạn vận động thêm một chút để di chuyển vật dụng về đúng vị trí.

    - Điều quan trọng nhất để không ngồi nhiều vẫn tùy thuộc ở ý thức của mỗi người. Nếu như lười vận động, chỉ thích ngồi thì việc thay đổi là vô cùng khó. Nhưng nếu như bạn thật sự muốn thay đổi, thì hãy luôn tạo cơ hội cho bản thân được vận động và thay đổi tư thế thường xuyên nhằm duy trì cơ thể khỏe mạnh.

    MẠC NHIÊN(Tổng hợp)

    Xem thêm Video: Lý giải nguyên nhân khiến nhiều người ngất tại Big C The Garden

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ngoi-nhieu-gay-hai-tuong-duong-voi-hut-thuoc-la-a88703.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Những lưu ý phòng bệnh mùa hè cho trẻ

    Những lưu ý phòng bệnh mùa hè cho trẻ

    (ĐSPL) - Trước nguy cơ bùng phát các bệnh mùa hè nguy hiểm như sốt xuất huyết, tiêu chảy, thủy đậu… các gia đình cần nắm rõ các biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe.