+Aa-
    Zalo

    Nghiên cứu mới: Bệnh nhân vẫn xuất hiện triệu chứng sau 2 năm mắc COVID-19

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nghiên cứu mới của tác giả chính người Trung Quốc cho thấy một nửa số bệnh nhân COVID-19 nhập viện vẫn xuất hiện triệu chứng sau 2 năm nhiễm virus.

    Tờ The Guardian trích dẫn một nghiên cứu trên các bệnh nhân COVID-19 ở Vũ Hán (Trung Quốc) cho thấy hậu quả của tình trạng "COVID kéo dài", với 11% trường hợp nhiễm bệnh vẫn chưa trở lại làm việc.

    Hơn một nửa số bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 vẫn xuất hiện ít nhất một triệu chứng sau 2 năm kể từ lần đầu tiên họ nhiễm virus SARS-CoV-2.

    Trong khi sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân được cải thiện theo thời gian, phân tích cho thấy rằng bệnh nhân COVID-19 sau khi xuất viện vẫn có tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống kém hơn so với dân số chung. Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Lancet Respiratory Medicine.

    Tác giả chính của nghiên cứu là Giáo sư Bin Cao (Trung Quốc), cho biết: “Những phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng đối với một tỷ lệ nhất định những người mắc COVID-19, mặc dù họ có thể đã khỏi bệnh nhưng cần hơn 2 năm để hồi phục hoàn toàn".

    nghien cuu moi benh nhan van xuat hien trieu chung sau 2 nam mac covid 19 copy
    Các bệnh nhân COVID-19 tham gia nghiên cứu cho biết họ có sức khỏe yếu hơn những người khác sau 2 năm nhiễm bệnh. Ảnh: AP.

    Cho đến nay, những tác động lâu dài đối với sức khỏe của bệnh nhân COVID-19 vẫn chưa được biết đến nhiều vì các nghiên cứu theo dõi dài nhất cho đến nay đã kéo dài khoảng 1 năm. Việc không có dữ liệu về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trước khi mắc COVID-19 và so sánh với dân số chung trong hầu hết các nghiên cứu, cũng gây khó khăn cho việc xác định mức độ hồi phục của người bệnh.

    Đối với phát hiện mới, các nhà nghiên cứu đã tìm cách phân tích tình trạng sức khỏe lâu dài của những bệnh nhân COVID-19 đã xuất viện, cũng như các tác động sức khỏe cụ thể của "COVID kéo dài". 

    Họ đã đánh giá sức khỏe của 1.192 người tham gia là bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại Bệnh viện Jin Yin-tan ở Vũ Hán, trong khoảng thời gian từ ngày 7/1 đến ngày 29/5/2020, sau 6 tháng, 12 tháng và 2 năm. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 57 khi xuất viện.

    Các đánh giá bao gồm bài kiểm tra đi bộ kéo dài 6 phút, các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và bảng câu hỏi về các triệu chứng, sức khỏe tâm thần, chất lượng cuộc sống, liệu họ có trở lại làm việc và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sau khi xuất viện hay không. Kết quả về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tại thời điểm sau 2 năm được xác định bằng cách sử dụng nhóm đối chứng phù hợp với tuổi, giới tính và bệnh đi kèm trong dân số chung không có tiền sử nhiễm COVID-19.

    6 tháng sau khi lần nhiễm đầu tiên, 68% bệnh nhân cho biết có ít nhất 1 triệu chứng COVID kéo dài. 2 năm sau khi nhiễm bệnh, hơn một nửa - 55% - vẫn báo cáo các triệu chứng. Mệt mỏi hoặc yếu cơ là những triệu chứng thường gặp nhất. Bất kể mức độ nghiêm trọng bệnh ban đầu của họ, ở khoảng thời gian năm sau, 1 trong số 10 bệnh nhân - 11% - đã không trở lại làm việc.

    Các bệnh nhân đã từng nhiễm COVID-19 một lần cho biết, 2 năm sau, họ vẫn gặp một số vấn đề về sức khỏe. Trong đó, 31% người gặp tình trạng mệt mỏi hoặc đau nhức cơ, 31% người bị khó ngủ. Một số triệu chứng khác cũng được báo cáo bao gồm: đau khớp, tức ngực, chóng mặt và đau đầu. Trong bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống, những bệnh nhân COVID-19 tham gia nghiên cứu cho biết họ thường xuyên gặp tình trạng đau nhức, khó chịu, lo lắng hoặc trầm cảm hơn so với những người không nhiễm bệnh. 

    Bích Thảo(Theo The Guardian) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nghien-cuu-moi-benh-nhan-van-xuat-hien-trieu-chung-sau-2-nam-mac-covid-19-a537311.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan