+Aa-
    Zalo

    Nghiên cứu của ĐH Yale: Những người không tiêm vaccine có thể tái mắc COVID-19 sau bao lâu?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo nghiên cứu mới của Đại học Yale, trung bình một người không tiêm vaccine có thể có nguy cơ tái nhiễm COVID-16 sau 16-17 tháng.

    Trường Y tế Công cộng Đại học Yale mới đây đã tiến hành một nghiên cứu phân tích dữ liệu về khả năng miễn dịch tự nhiên để ước tính tần suất tái nhiễm với COVID-19 đối với một người chưa tiêm vaccine. Được biết, nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí khoa học the Lancet vào ngày 1/10 vừa qua. 

    Ông Jeffrey Townsend, tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư thống kê sinh học Đại học Yale, ước tính sẽ mất vài năm mới có thể thu thập đủ dữ liệu để xác định tỷ lệ tái nhiễm của một bệnh truyền nhiễm. Trong khi đó, đại dịch COVID-19 chỉ mới xuất hiện và bùng phát trong gần 2 năm. 

    nghien cuu cua dai hoc yale
    Nghiên cứu mới của Đại học Yale đã chỉ ra nguy cơ tái nhiễm COVID-19 ở người đã khỏi bệnh. Ảnh: Yale Daily News

    Theo đó, một nhóm các nhà nghiên cứu Đại học Yale và các đồng nghiệp tại các tổ chức khác đã tìm cách xác định tỷ lệ tái nhiễm COVID-19 bằng cách phân tích dữ liệu miễn dịch học từ SARS-CoV-1, hội chứng hô hấp Trung Đông và các loại virus corona ở người. Với sự hiểu biết về cách các loại virus này phát triển và mối liên hệ giữa chúng, nhóm đã có thể thiết lập mô hình về khả năng tái nhiễm virus SARS-CoV-2.

    Bà Hayley Hassler, một cộng sự nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Yale và là một trong những đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: "Mục tiêu chung của nghiên cứu này là tìm câu trả lời cho câu hỏi rằng liệu khả năng miễn dịch của bạn sẽ duy trì trong bao lâu sau khi bạn khỏi bệnh?".

    Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra miễn dịch tự nhiên sẽ chỉ có thể được duy trì trong một thời gian tương đối ngắn. Bà Hassler nhận định nguy cơ tái mắc COVID-19 đối với một người khỏi bệnh sau 3 tháng là khoảng 5%. Sau 17 tháng, con số này đã tăng lên 50%. 

    Ông Townsend lưu ý kết quả này không hề gây bất ngờ, do khả năng miễn dịch tự nhiên chống lại các loại virus corona khác ở người cũng chỉ xu hướng tồn tại trong thời gian ngắn. Nhưng điều đáng lo ngại là COVID-19 gây ra hậu quả nguy hiểm hơn đối với người bệnh trong và sau khi nhiễm bệnh.

    Theo ông Townsend, mô hình dự báo nguy cơ tái nhiễm trong các điều kiện lưu hành, trong đó tất cả mọi người đều đã bị nhiễm COVID-19 hoặc đã tiêm vaccine ngừa bệnh. Trong đó, những người chưa được tiêm chủng sẽ tái nhiễm COVID-19 trung bình sau 16-17 tháng một lần. Tuy nhiên, đối với mỗi cá nhân, con số này có thể có sự khác biệt.

    Nghiên cứu đã xem xét 6 loại virus có liên quan tới virus SARS-CoV-2, được ông Townsend nhận định là hữu ích hơn và "nhiều thông tin" hơn. Đồng thời, ông Townsend cho biết ông rất hào hứng với việc nghiên cứu sử dụng mô hình theo hướng dữ liệu dựa trên sự hiểu biết về các nguyên tắc tiến hóa. 

    Được biết, sinh học tiến hóa thường được coi là một bộ môn lịch sử nhưng nhóm nghiên cứu của ông Townsend đã sử dụng những nguyên tắc lý thuyết này để mô hình hóa sự tái nhiễm của một loại virus tương đối mới. Ông nhận định: "Đây là một ví dụ, trong đó chúng tôi không biết gì câu trả lời và cách duy nhất để chúng tôi tìm được câu trả lời là thông qua sinh học tiến hóa. Nhờ vậy chúng tôi đã đạt được kết quả và chúng tôi rất tin tưởng vào kết quả này".

    Vì SARS-CoV-2 vẫn còn là một loại virus tương đối mới nên vẫn còn nhiều điều chưa biết về khả miễn dịch đối với virus này. Qua đó, ông Townsend nhấn mạnh nghiên cứu của ông đã xác định khả năng miễn dịch tự nhiên không tồn tại lâu dài và nó không thể thay thế cho việc tiêm vaccine ngừa COVID-19.

    Minh Hạnh(Theo The Hill, Yale Daily News)

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nghien-cuu-cua-dh-yale-nhung-nguoi-khong-tiem-vaccine-co-the-tai-mac-covid-19-sau-bao-lau-a516841.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan