+Aa-
    Zalo

    Nghị lực vượt khó và tấm lòng cao cả của người thầy giáo tàn tật

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Anh Phùng Văn Trường là một con người đầy nghị lực, dù bị tê liệt chân tay nhưng anh vẫn luôn vượt lên số phận để luyện viết chữ đẹp.

    (ĐSPL) - Anh Phùng Văn Trường là một con người đầy nghị lực, dù bị tê liệt chân tay nhưng anh vẫn luôn vượt lên số phận để luyện viết chữ đẹp. Và anh đang từng ngày truyền tình yêu con chữ đến với các em nhỏ ở thôn Nhân Lý - xã Nam Phương Tiến - Chương Mỹ - Hà Nội.

    Anh Phùng Văn Trường.

    Cuộc sống khó khăn và bệnh tật

    Lúc sinh ra anh Trường là một người bình thường, dù cuộc sống khó khăn nhưng anh vẫn được sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Đến khi 1 tuổi mà anh vẫn chưa biết đi, càng lớn cơ thể anh yều dần lại càng không đi được nữa. Mặc dù đã đi nhiều nơi khám nhưng vẫn không tìm ra bệnh, nhà nghèo anh đành chấp nhận số phận.

    Tinh thần hiếu học đã giúp anh có nghị lực chống nạng đến trường cùng các bạn nhưng đến năm lớp 8 cơ thể yếu đi chống  nạng anh cũng không đi được nữa. Và sau đó chân anh bị liệt phải ngồi xe lăn, hai bàn tay cũng không thể cử động, cuộc đời anh từ đó gắn liền với 4 bức tường và nỗi bất lực của bản thân.

    Anh Trường chia sẻ: “Lúc đầu bị bệnh tôi thấy buồn lắm, hồi còn nhỏ nhìn các bạn cùng trang lứa chơi, chạy nhảy, đi xe đạp, mình thấy mình khác biệt, nhưng cũng không làm gì được”.

    Bố anh Trường, Bác Phùng Văn Mười tâm sự: “Nó bị bệnh gia đình tôi buồn lắm, buồn thì buồn nhưng biết làm sao được, đó là số phận mà”. Mẹ anh mất từ khi anh còn nhỏ, một mình bố nuôi anh khôn lớn trong bệnh tật. Năm tháng cứ qua đi như vậy năm nay anh Trường đã 35 tuổi, hơn 20 năm nay anh luôn phải chống chọi với bệnh tật và cũng chưa một lần được nhìn thấy sự thay đổi của làng quê mình.

    Một người thầy giàu nghị lực

    Anh Trường sinh ra đã là một con người kém may mắn, không được như các bạn cùng trang lứa nhưng anh chưa bao giờ đầu hàng số phận của mình, đau đớn hay bệnh tật cũng không thể làm nguôi đi khao khát được học chữ trong anh. Đó là động lực để anh vươn lên trở thành một người thầy giáo với tấm lòng cao cả. Anh Trường tâm sự: Tôi vẫn nhớ có một câu nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đó là “phải tự cứu mình trước khi người khác cứu, nếu mình không cứu được bản thân thì cũng không ai cứu được nữa, anh cũng tự nhủ với bản thân rằng ở đời ai cũng thế , trời cho mình bất hạnh cái này nhưng sẽ ban cho mình những cái khác tốt hơn”.

    Khi đã ý thức được số phận của bản thân mình anh Trường luôn cố gắng để sống thật tốt, anh đã nhìn thấy được nhiều con người cũng có số phận như mình nhưng họ vẫn có thể vượt qua, từ đó anh bắt đầu tập luyện. Cả tay và chân của anh đều rất yếu không thể cử động, anh vốn hiếu học nhưng bàn tay của anh lại không thể viết chữ, anh Trường đành phải luyện viết bằng miệng. Sau 4 năm vất vả tập luyện cuối cùng anh đã thành công. Tình yêu con chữ của anh ngày càng được thắp sáng khi giờ đây anh được truyền những con chữ đó cho các em nhỏ ở thôn Nhân Lý, Chương Mỹ.

    Từ khi anh Trường biết chữ, hàng ngày sau mỗi giờ tan học các em nhỏ trong thôn lại kéo đến nhà anh để học và dần dần ngôi nhà của anh biến thành một lớp học lúc nào chẳng hay. Sau đó đã có rất nhiều phụ huynh đến xin anh Trường giúp đỡ cho con mình học, anh vui và cảm thấy hạnh phúc, anh nói rằng: “Tôi không phải là thầy giáo, cũng không được học nhiều nhưng tôi có quyết tâm, chỉ là những người biết trước bảo những người đi sau và đó cũng là một công việc cho tôi được vui, được khỏe, được có ích mà các cháu cũng có được người giúp đỡ”.

    Anh Trường đang dạy cho các em nhỏ trong thôn.

    Mặc dù tàn tật nhưng từng ngày anh đã trở thành một người thầy giáo đang truyền con chữ cho các em nhỏ, anh tận tình chỉ dạy các em mà không đòi hỏi công lao hay tiền bạc. Đó chỉ đơn giản là tình yêu con chữ và mong muốn làm một con người có ích cho xã hội. Anh mong muốn có được một tủ sách để các em nhỏ nơi đây có nhiều sách đọc nhưng vẫn chưa thực hiện được vì anh tàn tật, lại nghèo không có điều kiện mua sách.

    Rồi đến một ngày anh có một mong muốn cháy bỏng hơn khi anh lập gia đình và đứa con trai kháu khỉnh của anh chào đời, đó là khát khao được khỏe mạnh, được sống để nhìn con lớn khôn, nó luôn tồn tại trong tâm trí người cha ốm yếu.

    Anh Trường chia sẻ: “Con chính là đôi tay, đôi chân, là tương lai, sự nghiệp của tôi” bởi vì anh bệnh tật nên anh luôn lo xa, không biết được rằng một ngày nào đó anh không còn nữa thì ai sẽ dạy bảo con nên người. Anh luôn mong con mình lớn lên là người tốt, biết thương cha mẹ, biết ngĩ cho gia đình và luôn giúp đỡ người khác, anh mong con sẽ làm được những điều mà cuộc đời anh chưa thể làm được. Đó là khao khát cao cả của một người cha tàn tật.

    Mặc dù bệnh tật, phải ngồi xe lăn, mọi sinh hoạt của anh Trường cũng đều khó khăn nhưng từng ngày anh đã vượt qua mọi thứ để giờ đây trở thành một người thầy với tấm lòng cao cả. Ngôi nhà của anh lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười trẻ thơ, những lời giảng dạy học trò. Tấm gương về một người thầy giàu nghị lực đã được nhiều người biết đến với sự cảm phục và thương mến. Trải qua những ngày tháng gian khổ giờ đây anh cũng tìm thấy niềm vui của đời mình, với một gia đình hạnh phúc. Anh Trường thực sự là một tấm gương để mọi người noi theo.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nghi-luc-vuot-kho-va-tam-long-cao-ca-cua-nguoi-thay-giao-tan-tat-a75095.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan