+Aa-
    Zalo

    Nghệ nhân Hoàng Đình Hiếu chia sẻ niềm đam mê trồng hoa lan

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Với niềm đam mê cây cảnh, chịu khó tìm hiểu, học hỏi và áp dụng thành công, nghệ nhân Hoàng Đình Hiếu ở tại thị trấn Gia Bình, Huyện Gia Bình

    Với niềm đam mê cây cảnh, chịu khó tìm hiểu, học hỏi và áp dụng thành công, nghệ nhân Hoàng Đình Hiếu ở tại thị trấn Gia Bình, Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã có một vườn hoa lan với đủ chủng loại.

    Anh Hiếu cho biết, năm 2004 vào Sài Gòn, học Đại học Bách khoa TP.HCM, khoa Địa chất dầu khí. Sau khi ra trường, làm việc bên lĩnh vực thăm dò khoáng sản, trong thời gian làm việc thăm dò địa chất khoáng sản ở núi rừng Tây Nguyên, Campuchia đã bắt đầu tìm hiểu về các loại lan rừng, dần dần anh yêu thích vẻ đẹp và mùi hương của hoa lan và anh quyết tâm lai ghép nhân giống để thỏa mãn niềm đam mê.

    Năm 2015 rời Sài Gòn về quê lập nghiệp, anh đã có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu, sưu tầm và nhân giống nhiều loại lan rừng. Sau đó tìm hiểu nhiều loại cây lan quý đột biến.

    Thời gian đầu, việc trồng lan gặp không ít khó khăn, nhưng quyết tâm gắn bó với nghề không làm anh chùn bước. Mỗi khi gặp khó khăn, anh Hiếu mua sách báo, lên mạng xem hướng dẫn kỹ thuật trồng lan, học hỏi từ người có kinh nghiệm để áp dụng vào vườn lan của mình. Nhờ chịu khó tìm hiểu, thử nghiệm các phương pháp tiên tiến, anh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm nên vườn lan của anh ngày càng phát triển tốt.

    Nhận thấy đất và khí hậu của địa phương thích hợp để các loại lan phát triển, hiện tại, với trên 1.000m² đất, vườn lan của anh Hiếu có khoảng 2.500 chậu lan các loại. Anh Hiếu cho biết, anh nhập lan rừng từ tỉnh miền Bắc như Phú Thọ, Hà Nội; lan Hồ điệp lấy ở Đà Lạt. Hiện vườn lan của anh Hiếu có nhiều giống lan như: Mokara, Easo, hồ điệp và các loại lan rừng (Long Tu Xuân, Hạt vĩ, Hoàng Lạp, Vảy rồng…..). Ngoài ra, anh còn trồng thêm Trúc đốm, Cao kiểng, Đại lợi Mỹ, sứ thái, hoa hồng và các loại sen đá.

    Theo anh Hiếu, điều quan trọng của kỹ thuật trồng lan là cách phối trộn phân, thuốc đúng tỷ lệ với từng loại lan. Do mỗi loại lan đều có đặc tính khác nhau, nếu bón phân và tưới nước theo tỷ lệ chung sẽ không phù hợp với quá trình sinh trưởng của từng loại. Hằng ngày, anh kiên trì theo dõi quá trình phát triển của cây, chú ý cân đối 2 yếu tố phân và nước để tránh cây bị khô hoặc úng nước. Cây lan có đặc điểm thẩm thấu phân bón qua lá nhiều hơn qua rễ, nên việc bón phân được thực hiện đều đặn 1 tuần/lần bằng cách phun trên lá.

    Để lan phát triển tốt, ra hoa đẹp, người trồng phải luôn giữ vườn sạch sẽ, tưới thường xuyên giữ ẩm. Cần nắm được đặc điểm của lan là ưa ánh nắng vừa phải, nếu nắng gắt sẽ làm cháy lá, còn thiếu nắng cây ốm yếu, lá mỏng, hoa nhỏ hoặc không ra hoa… Bên cạnh đó, mật độ trồng lan cũng không nên quá dày để cây có không gian thoáng để sinh trưởng, phát triển tốt.

    Với suy nghĩ “không giấu nghề”, anh Hiếu còn tận tình hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lan cho người chơi hoa để cây phát triển tốt và ra hoa đẹp.

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nghe-nhan-hoang-dinh-hieu-chia-se-niem-dam-me-trong-hoa-lan-a364977.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.