Y học dự phòng là gì?
Y học dự phòng, tiếng Anh là Preventive Medicine là lĩnh vực Y tế liên quan đến việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Ngành Y học dự phòng gồm 2 mảng chính:
- Thực hiện chương trình y tế công cộng, chương trình y tế quốc gia, tham gia các tổ chức chính phủ về y tế, phát triển cộng đồng;
- Tham gia quản lý, chăm sóc người bệnh tại cộng đồng, phục hồi chức năng, cấp cứu, điều trị các bệnh thường gặp ở tuyến cơ sở.
Chức năng chính của ngành Y học dự phòng là phát hiện, xác định, giám sát các vấn đề về sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, ngành này cũng thực hiện việc dự báo kiểm soát, khống chế bệnh dịch và các tác nhân truyền nhiễm gây dịch.
Ngoài ra, nhân viên Y học dự phòng còn xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về phòng chống bệnh xã hội; quản lý chương trình y tế; tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
Y học dự phòng hướng đến việc ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển cũng như kiểm soát nguồn bệnh, nâng cao sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng động.
Tại sao y học dự phòng lại quan trọng?
Giảm gánh nặng bệnh tật: Khi chúng ta phòng bệnh, số người mắc bệnh sẽ giảm đi đáng kể, từ đó giảm áp lực cho hệ thống y tế và tiết kiệm chi phí điều trị.
Nâng cao chất lượng cuộc sống: Khi không phải lo lắng về bệnh tật, chúng ta có thể tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn hơn.
Tăng tuổi thọ: Nhiều bệnh mãn tính có thể được phòng ngừa hoặc trì hoãn, giúp chúng ta sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.
Danh sách một số trường ĐH có ngành Y học dự phòng
5 trường ĐH hàng đầu đào tạo ngành Y học dự phòng ở nước ta gồm: Trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân y, Trường Đại học Y khoa Vinh, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngoài ra, còn một số trường khác như Trường Đại học Y Dược (Đại học Thái Nguyên), Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, Trường Đại học Y Dược (Đại học Huế), Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.