Cơ hội và thách thức
Chia sẻ tại lễ ra mắt chương trình đào tạo online miễn phí “Dẫn dắt dược sĩ đến thành công” do Dr Tận Tâm (thương hiệu thuộc công ty CP Tập đoàn Y học 4Clover) tổ chức, bà Vương Kim Anh, Giám đốc công ty TNHH thương mại dược phẩm PMP cho biết ngành y tế hiện đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực dược sĩ chất lượng cao.
Theo một thống kê, hiện nay thị trường việc làm ngày y thiếu hụt khoảng 7.000 dược sĩ đang làm việc tại các nhà thuốc, 16.000 nhân sự tham gia sản xuất và phân phối thuốc. Tuy nhiên, chỉ 19% nhân lực ngành Dược có trình độ đại học trở lên; 81% có trình độ dưới đại học.
Trong khi đó, thị trường Dược đang chuyển mình sôi động và có nhiều thay đổi mạnh mẽ như: gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, thay đổi hành vi của khách hàng, sự xuất hiện của những thương hiệu mới…
Theo Diễn đàn đô thị - kinh tế - xã hội Việt Nam, dân số Việt Nam hiện đang bước vào giai đoạn già hóa. 95% người cao tuổi đều mắc bệnh mãn tính. Trung bình, một người cao tuổi Việt Nam mắc 3 bệnh và điều trị trong vòng 14 năm/ người; chi phí điều trị cho người cao tuổi cao gấp 7,9 lần so với người trẻ. Cùng với đó, môi trường sống ô nhiễm, dịch bệnh… cũng đang làm gia tăng các loại bệnh tật nguy hiểm.
Điều đó góp phần tạo nên sự bùng nổ và sôi động của thị trường ngành dược ở Việt Nam, đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với các dược sĩ.
Thống kê cho thấy, chỉ tiêu cho thuốc, thực phẩm chức năng của người dân tăng mạnh. Việt Nam là top 17 nước có mức tăng trưởng ngành Dược phẩm cao nhất thế giới với tỉ lệ 14%/năm. Đại dịch đang thúc đẩy hành vi mua hàng trực tuyến.
Thị trường bán lẻ dược phẩm lần đầu xuất hiện sự gia tăng ồ ạt của chuỗi nhà thuốc, đứng đằng sau là hàng loạt tên lớn trong ngành bán lẻ, công nghệ như: Pharmacity, Long Châu, An Khang… Ngoài ra, còn có nhiều tập đoàn đang bắt đầu bước chân vào ngành như Viettel, Masan… Sự thay đổi này đang mở ra nhiều cơ hội cho dược sĩ.
Đồng thời, sự cạnh tranh và phát triển nhanh chóng của các chuỗi lớn cũng giúp mặt bằng lương được cải thiện; có cơ hội học hỏi và phát triển bản thân; tiếp cận khách hàng ở khắp mọi nơi nhờ mạng xã hội.
Theo bà Kim Anh, thị trường sôi động sẽ luôn đào thải những thứ không phù hợp: Chuyên môn kém, không có kiến thức chuyên sâu; kỹ năng giao tiếp hạn chế; yếu kém trong sử dụng công nghệ thông tin, phần mềm, không có khả năng phát triển trong tổ chức; không nắm bắt xu hướng tiếp cận khách hàng và bán hàng kiểu mới.
“Nhiều dược sĩ tốt nghiệp xong còn bối rối trong trở thành việc dược sĩ tại nhà thuốc”, bà Kim Anh nói.
Đồng quan điểm với bà Kim Anh, ông Vũ Thế Anh, CEO công ty Cổ phần Tập đoàn Y học 4 Clover cho biết: “Hiện tại đang thiếu một đội ngũ nhân lực ngành dược chất lượng cao. Có một thực trạng là hiện nay các dược sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo khoa dược đều như nhau, ra trường không làm nghề được luôn mà phải học việc 6-9 tháng, vì trong trường chỉ học lý thuyết rằng hoạt chất này chữa bệnh này nhưng không biết tên thuốc đó, hãng sản xuất như thế nào, sử dụng ra sao… nên khi ra thực tế chỉ biết hoạt chất, khó để kê đơn”.
Làm gì để nâng cao kỹ năng?
Các chuyên gia đều nhận định một hạn chế hiện nay của các dược sĩ trẻ là kiến thức chuyên môn, tính thực tế của môi trường nhà thuốc chưa nhiều.
Bản thân các dược sĩ cần nhìn nhận và biết được sự thiếu của mình ở đâu để có hướng đào tạo, rèn luyện kỹ năng nếu xác định sẽ trở thành dược sĩ tại nhà thuốc.
Đồng thời, phải nắm được xu hướng chuyển mình của ngành dược để có sự tiếp thu và tìm ra cơ hội chuyển mình mới.
Theo ông Vũ Thế Anh, thông thường để tự mở nhà thuốc, dược sĩ phải mất 3-4 năm để có đủ độ chín về kinh nghiệm, kiến thức và tài chính.
Nhiều người có kiến thức, học giỏi nhưng không nắm bắt được xu thế thì có thể bị lỗ, nhất là trong bối cảnh thị trường cạnh tranh với những chuỗi lớn.
Còn tài chính cũng rất quan trọng vì sẽ có nhiều mức quy mô. Chưa kể, với mức thu nhập khi đi làm thuê từ 5-7 triệu/tháng, để có thể mở một nhà thuốc ở thành phố lớn vô cùng khó khăn.
Cùng với đó, các bạn có thể có kinh nghiêm về kê đơn, tư vấn, chuyên môn giỏi nhưng việc vận hành một nhà thuốc với 4-5 dược sĩ, quản lý và phát triển nó có doanh thu thì không dễ dàng. Cần thêm nhiều kiến thức về quản lý, quản trị kinh doanh.
Ông Vũ Thế Anh nhấn mạnh, tinh thần tự học là quan trọng nhất. Hiện nay, dược sĩ trẻ có nhiều nguồn như youtube, mua sách, khóa học đào tạo dẫn dắt, hội nhóm, hoặc dễ nhất là tham gia chương trình đào tạo online hoàn toàn miễn phí “Dẫn dắt dược sĩ đến thành công”.
Tại đây, các dược sĩ có thể học mọi lúc mọi nơi; học tới đâu có thể đánh giá được kết quả của mình, vừa học lý thuyết vừa thực hành.
Đây là chương trình đào tạo tâm huyết mang đến cho dược sĩ, mong muốn nâng cao chuyên môn, kiến thức cho các bạn dược sĩ; mang tới chương trình đào tạo toàn diện trên công nghệ E-learning, được hướng dẫn bài bản qua video, tương tác với chuyên gia và thực hành từng ngày để gặt hái thành công trong sự nghiệp”.
Còn theo Dược sĩ Lê Thu Huyền, chủ chuỗi nhà thuốc Thu Huyền, mạng xã hội bùng bổ và dịch Covid-19 vừa qua đã làm thay đổi hành vi của khách hàng và cả dược sĩ. Ngoài chuyên môn, dược sĩ cần nâng cao kỹ năng tư vấn, chăm sóc, kết nối khách hàng thông qua mạng xã hội.
Việc mở quầy thuốc hiện nay không hề đơn giản, khác với khi xưa hàng hóa khan hiếm “trăm người bán, vạn người mua”. Bây giờ khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn, nếu không có sự tư vấn, phục vụ hết mình khách hàng có thể tự động rời khỏi bạn.
Dược sĩ chỉ nắm kiến thức chuyên môn mà thiếu sự tư vấn sẽ không phù hợp khi hành vi khách hàng đã thay đổi, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay. Vì vậy, nên áp dụng nền tảng mạng xã hội trong công việc.
Theo Hoàng Bích/ Người Đưa Tin Pháp Luật
Link nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nganh-y-dang-thieu-hut-tram-trong-nguon-duoc-si-chat-luong-cao-a559425.html