+Aa-
    Zalo

    Ngân hàng ngoại "đổ bộ" vào VN: Thách thức lớn với ngân hàng trong nước

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Gần đây, các ngân hàng ngoại xuất hiện tại Việt Nam ngày càng nhiều. Sự gia nhập của các NH ngoại cũng đồng nghĩa với việc sẽ có một cuộc cạnh tranh khốc liệt.

    (ĐSPL) - Gần đây, các ngân hàng ngoại xuất hiện tại Việt Nam ngày càng nhiều. Sự gia nhập của các NH nước ngoài cũng đồng nghĩa với việc sẽ có một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn với nhóm các NH trong nước. 
    Thông tin trên báo Lao động, theo một thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng gần 100 ngân hàng (NH) nước ngoài và các chi nhánh, Văn phòng đại diện (VPĐD) NH nước ngoài tại Việt Nam.
    Với việc Việt Nam chính thức hội nhập Cộng đồng kinh tế Asean (AEC), năm 2015 được dự báo sẽ có nhiều tập đoàn, NH lớn của các nước Asean theo chân người Thái, không chỉ trong lĩnh vực sản xuất tiêu dùng, mà ngay cả trong thị trường tài chính.
    Một số NHTM tại các nước ASEAN đang có kế hoạch nâng cao sự hiện diện của mình tại Việt Nam. Mới đây, NH Kasikorn của Thái Lan đã thành lập 2 VPĐD tại Hà Nội và TP HCM. Trước Kasikorn, NH Phát triển Singapore (DBS) và Maybank (Malaysia) cũng đã có mặt tại thị trường Việt Nam.
    Kasikorn cho biết, sẽ mở rộng hoạt động tại Việt Nam, và tiếp tục mở thêm nhiều văn phòng và chi nhánh sau khi được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép. NH này có kế hoạch chinh phục đối tượng khách hàng là các DNVVN. Trước khi ra mắt chính thức vào đầu tháng 3 vừa qua, Kasikorn đã từng có quá trình hợp tác với 2 NH lớn của Việt Nam là VietinBank và Agribank.
    Mới đây nhất, ngày 23/3, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận về nguyên tắc cho phép Public Bank Berhad (PBB) của Malaysia lập nhà băng 100\% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Đây sẽ là ngân hàng 100\% vốn nước ngoài thứ 6 hoạt động tại Việt Nam, sau HSBC, ANZ, Standard Chartered, Shinhan Vietnam và Hong Leong Bank.

     Theo một thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng gần 100 ngân hàng (NH) nước ngoài và các chi nhánh, Văn phòng đại diện (VPĐD) NH nước ngoài tại Việt Nam. (Ảnh minh họa).

    Video: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì ổn định tỷ giá.

    Ngân hàng lớn nhất Malaysia là Maybank cũng đã tham gia đầu tư vào thị trường Việt Nam. Maybank hiện là cổ đông chiến lược của Ngân hàng An Bình (ABBank). Đơn vị này cũng đã mở 2 chi nhánh ở Hà Nội và TP HCM. Thêm vào đó, giữa năm ngoái, CIMB - ngân hàng lớn thứ hai của nước này cũng đánh tiếng sẽ xin giấy phép để hoạt động tại Việt Nam và Myanmar.
    Trước đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Ngân hàng Liên doanh VID Public cho PBB. Ngân hàng Liên doanh VID Public được hai bên thành lập với tỷ lệ góp vốn 50/50 từ năm 1992. Đây cũng là một trong hai ngân hàng liên doanh đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam. Đến nay, sau 3 lần tăng vốn, VID Public Bank có 62,5 triệu USD vốn điều lệ.
    Đầu tháng 3, Ngân hàng Kasikorn (Thái Lan) cũng khai trương hai văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP.HCM, đánh dấu sự hiện diện của ngân hàng này tại Việt Nam.
    Việc mở hai văn phòng đại diện này, theo ông Preedee Dawchai, Tổng giám đốc Ngân hàng Kasikorn, là để tăng cường sự linh hoạt trong quản lý kinh doanh của khách hàng khi có nhu cầu mở rộng thị trường sang Việt Nam.
    Ngân hàng Kasikorn cũng không giấu giếm ý định mở rộng số lượng văn phòng và chi nhánh tại Việt Nam khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho phép.
    Đáng lưu ý là, những năm trước, ngân hàng nước ngoài tăng xuất hiện tại Việt Nam chủ yếu thuộc những quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư nhiều vào Việt Nam, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan… 
    Tuy nhiên, gần đây, ngân hàng các nước ASEAN đã xuất hiện ngày càng nhiều, như Ngân hàng DBS (Singapore), Maybank (Malaysia)… Dường như các tổ chức tín dụng trong khu vực đã sẵn sàng đón đợi cơ hội từ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), dự kiến hình thành cuối năm nay.
    Thách thức lớn cho ngân hàng nội
    Đại diện một quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhận xét, tới đây, AEC được hình thành, hàng loạt FTA như Việt Nam - EU, TPP… được ký kết sẽ khiến vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh hơn. Hiện tại, đã có nhiều tập đoàn nước ngoài bắt đầu đổ bộ vào Việt Nam. Tuy nhiên, với các khách hàng tiềm năng này, các NH trong nước cũng không có nhiều cơ hội, bởi thường dòng vốn FDI chảy đến đâu, NH của nước đó sẽ đi theo đến đấy.
    Việc các ngân hàng nước ngoài tăng cường sự hiện diện, mở rộng quy mô xem ra là việc bình thường trong hoạt động kinh doanh, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì việc mở cửa là điều tất yếu, phải làm.
    Tuy nhiên, điều đáng để các ngân hàng nội suy tính là, do có mạng lưới hoạt động rộng rãi, nên các NH trong khu vực khi đổ bộ vào Việt Nam không chỉ “thâu tóm” được khách hàng ruột của nước mình, mà còn nắm giữ được khách hàng tại nhiều quốc gia khác có ý định đầu tư vào Việt Nam. Chẳng hạn như, NH Bangkok Chi nhánh Việt Nam sẽ cạnh tranh để thu hút khách hàng Trung Quốc, Malaysia…

    Sự gia nhập của các NH nước ngoài cũng đồng nghĩa với việc sẽ có một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn với nhóm các NH Việt Nam. 

    Đến cuối năm nay, AEC sẽ chính thức được thành lập và một trong những mục tiêu của nó là thực thi hệ thống NH mở, có nghĩa là các quốc gia thành viên sẽ phải bỏ mọi giới hạn về sở hữu nước ngoài với các NH nội địa của mình. Điều này có thể chưa làm được ngay trong một sớm, một chiều, nhưng cũng là phép thử của sự kiện AEC trong ngành NH nội.
    Sự gia nhập của các NH nước ngoài cũng đồng nghĩa với việc sẽ có một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn với nhóm các NH Việt Nam. Bên cạnh việc phục vụ nhu cầu tài chính cho hoạt động đầu tư của các DN nước ngoài, các NH nước ngoài cũng có khả năng thu hút khách hàng là các DN địa phương dựa vào uy tín thương hiệu trên thị trường, cũng như sức mạnh tài chính dồi dào từ các Cty mẹ.
    Giám đốc khối khách hàng DN của một NHTMCP trong nước không giấu vẻ nghi ngại cho biết: “Chúng tôi rất muốn mở rộng nhóm khách hàng FDI và đã có một số chương trình ưu đãi, chào mời. Tuy nhiên, hiện các DN FDI chủ yếu mới sử dụng một số dịch vụ đơn giản như chi trả lương, rút tiền… Khi vay tiền, hầu như họ đều sử dụng các NH của nước họ”.
    Liên quan vấn đề này, TS. Phan Minh Ngọc, chuyên gia kinh tế cũng cho biết, AEC đã hướng tới mục tiêu hội nhập ngành ngân hàng nội khối vào năm 2020, tạo ra một hệ thống ngân hàng mở cho phép các ngân hàng ASEAN được hoạt động một cách bình đẳng với ngân hàng sở tại của bất kỳ thành viên nào trong khối.
    Trên thực tế, không chỉ các ngân hàng trong khu vực ASEAN, mà nhiều ngân hàng của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, châu Âu… cũng đang “ném đá dò đường” tìm hiểu thị trường Việt Nam, sẵn sàng đón đầu cơ hội mới từ AEC, TPP...
    Việc tăng cường hiện diện của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ đem lại cho Việt Nam một lượng vốn cần thiết, tạo động lực để phát triển. Tuy nhiên, việc này cũng tạo áp lực cạnh tranh rất lớn trong hệ thống ngân hàng.
    Hiện nay, khối doanh nghiệp FDI nắm tới gần 70\% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, các khách hàng béo bở này gần như nằm trọn trong tay ngân hàng ngoại. Không chỉ có thế, khối ngân hàng ngoại còn nhắm tới cả khối doanh nghiệp trong nước. Đây thực sự là thách thức lớn đối với ngân hàng trong nước.
    AN NHIÊN(Tổng hợp)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ngan-hang-ngoai-do-bo-vao-vn-thach-thuc-lon-voi-ngan-hang-trong-nuoc-a89228.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan