+Aa-
    Zalo

    Ngắm sao chổi Halley đổ "mưa ánh sáng" xuống Trái Đất vào đêm 2/5

    (ĐS&PL) - Mưa sao băng Eta Aquarids thật ra đã bắt đầu xuất hiện từ ngày 19/4, nhưng với số lượng sao băng thưa thớt hơn. Từ đầu tháng 5, trận mưa mới bắt đầu dày đặc.

    Theo tờ Space, các nhà thiên văn dự đoán mưa sao băng Eta Aquarids năm nay sẽ có số lượng sao băng lên tới 50 mỗi giờ vào giai đoạn đỉnh điểm, khiến nó trở thành một trận mưa sao băng tương đối lớn.

    Mưa sao băng Eta Aquarids thật ra đã bắt đầu xuất hiện từ ngày 19-4, nhưng với số lượng sao băng thưa thớt hơn. Từ đầu tháng 5, trận mưa mới bắt đầu dày đặc.

    Theo định vị ở TP.HCM bằng công cụ của trang Time and Date, mưa sao băng Eta Aquarids sẽ đạt đỉnh vào đêm ngày 6, rạng sáng ngày 7/5 tại Việt Nam, sau đó suy yếu dần và biến mất hẳn vào ngày 28/5.

    Ở các quốc gia Âu - Mỹ, đỉnh điểm của trận mưa sao băng sẽ rơi vào đêm ngày 5, rạng sáng ngày 6/5.

    ngam sao choi halley do mua anh sang xuong trai dat vao dem 25
    Mưa sao băng Eta Aquarids. (Ảnh: SPACE)

    Nhưng ngay đêm nay, với hàng chục ngôi sao băng mỗi giờ, bạn đã có thể thấy nó đủ rực rỡ. Bởi đầu tháng 5 năm nay rơi vào giai đoạn trăng non. Bầu trời tối đen, không bi ảnh hưởng bởi ánh trăng sẽ khiến mưa sao băng hiện rõ và đẹp hơn bao giờ hết.

    Tốt nhất nên quan sát ở những địa điểm tối từ sau lúc nửa đêm. Các sao băng có xu hướng tỏa ra từ chòm sao Aquarius (Bảo Bình), nhưng cũng có thể xuất hiện từ bất cứ đâu trên bầu trời.

    Để ngắm mưa sao băng rõ ràng nhất, bạn nên chọn một vùng không gian thoáng đãng và tạm rời các thiết bị điện tử để mắt làm quen với bóng tối khoảng 15-20 phút, sau có cứ ngước nhìn lên bầu trời và chiêm ngưỡng nó bằng mắt thường.

    Trong tháng 5, mọi người cũng có thể ngắm nguyệt thực toàn phần vào ngày 16/5. Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi mặt trăng hoàn toàn đi qua vùng bóng tối của trái đất. Với loại nguyệt thực này, mặt trăng sẽ trở nên tối dần sau đó chuyển sang màu gỉ sắt hoặc màu đỏ. Lần nguyệt thực này có thể quan sát toàn bộ khu vực Bắc Mỹ, Greenland, Đại Tây Dương, vài phần thuộc Bắc Âu và Tây Phi nhưng không quan sát được tại Việt Nam.

    Ngoài ra, ngắm trăng mới vào ngày 30/5. Mặt trăng sẽ ở cùng phía mặt trời khi nhìn từ trái đất và sẽ không thể quan sát được trên bầu trời đêm. Pha này xảy ra lúc 18h32 (giờ Việt Nam). Đây sẽ là khoảng thời gian tuyệt nhất trong tháng để quan sát những thiên thể mờ như thiên hà và các cụm sao sẽ không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ngam-sao-choi-halley-do-mua-anh-sang-xuong-trai-dat-vao-dem-25-a536170.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan