+Aa-
    Zalo

    Ngắm những bức ảnh đẹp đến nao lòng về các lớp học trên đỉnh núi cao chót vót

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hình ảnh 2 cô giáo trẻ nắm tay học trò trên ngọn đồi cỏ mây tạo nên “cơn sốt” trên mạng xã hội Facebook vì hình ảnh đẹp và thông tin xúc động về ngôi trường của họ

    Hình ảnh 2 cô giáo trẻ nắm tay học trò tung tăng trên ngọn đồi cỏ mây trong buổi sáng khai giảng năm học 2019-2020 tạo nên “cơn sốt” trên mạng xã hội Facebook, không chỉ vì cảnh quá đẹp mà còn vì thông tin gây xúc động về ngôi trường của họ.

    Mới đây, một lễ khai giảng giản đơn, ấm áp tại điểm trường Tắk Pổ (Quảng Nam) đã chạm tới trái tim nhiều người.

    Được biết cả trường có hai cô giáo là Trà Thị Thu (sinh năm 1994) và Riah Uối (sinh năm 1996) phụ trách 34 em học sinh. Các em ở đây thuộc đồng bào Ca Dong, tuổi từ mầm non đến lớp 2.

    Khi câu chuyện về lễ khai giảng được lan tỏa, điện thoại của cô giáo Thu đổ chuông nhiều hơn. Nhiều người gọi hỏi thăm, động viên. Cá nhân, tổ chức bày tỏ mong muốn được góp sức giúp đỡ cô và trò.

    Cô Thu bảo sẽ chỉ nhận sự giúp đỡ của một nơi, bởi với cô và trò, như thế là quá đủ. Còn rất nhiều đứa trẻ khác, những ngôi trường lợp lá tạm bợ khác, khó khăn, vất vả hơn Tắk Pổ nhiều.

    Lễ khai giảng sáng 5/9 của cô và trò điểm trường Tắk Pổ khiến nhiều người xúc động.

    5 năm trước, cô Trà Thị Thu tốt nghiệp ngành sư phạm tiểu học, đại học Quảng Nam). Không có ý định xin việc dưới xuôi cho gần nhà (huyện Thăng Bình), cô cầm bộ hồ sơ vượt hàng trăm cây số lên thẳng huyện miền núi Nam Trà My. Điểm trường đầu tiên đón cô vào nghề “gõ đầu trẻ” là Tắk Pổ.

    Nhớ lại ngày đầu tiên đặt chân tới vùng đất heo hút, lạ lẫm, Thu kể: “Tháng 10/2014, Nam Trà My mưa rả rích suốt ngày. Vừa nhận quyết định đi dạy, tôi được một đồng nghiệp nam dẫn lên Tắk Pổ. Tất cả đều ngoài sức tưởng tượng của tôi.

    Tôi không nghĩ ở chót vót trên đỉnh núi lại có lớp học. Lần đầu đi bộ tới Tắk Pổ, tôi mất gần 2 tiếng đồng hồ. Vất vả nhưng vẫn cố vượt qua chứ nhất quyết không bỏ về dưới xuôi, vì khi tiếp xúc với học trò trên đây, tôi rất thương”.

    Cũng như cô Thu, cô giáo Riah Uối (23 tuổi) cũng bén duyên với đỉnh Ngọc Linh từ những ngày đầu ra trường. Từ quê của Uối (xã biên giới Chơ Chun, huyện Nam Giang) lên Nam Trà My là cả một khoảng cách xa xôi.

    Chia sẻ về những ngày giảng dạy trên vùng cao, cô Thu tươi cười chia sẻ: “5 năm công tác vùng cao, 20/11 hằng năm, món quà mà em và các cô giáo ở đây nhận là hoa dại, bó rau rừng học trò gửi trao. Ngần ấy thôi cũng đã đủ đầy, xúc động”.

    Điểm trường Tắk Pổ nằm ở độ cao trên 2.000m.

    Sau 1 thời gian gắn bó với núi rừng, cả cô Riah Uối  và cô Thu đã hòa nhập với cuộc sống nơi đây. Những khó khăn về vật chất và tinh thần ngày nào đã biến thành sức mạnh, điểm tựa để cô tiếp tục đứng lớp. Năm học mới này cũng là năm đầu tiên cô chính thức đến với điểm trường Tắk Pổ.

    Tuy nhiên, với hai cô giáo, khó khăn nhất là đi lại. Có những tuần định về thăm nhà nhưng trời mưa lớn, đường lầy lội không đi nổi, nữ giáo viên đành phải ở lại lớp. Những trận ốm sốt mê man, cô phải nhờ dân làng đưa xuống trạm xá dưới trung tâm xã.


    Đối với hai cô giáo, Tắk Pổ đã trở thành ngôi nhà thứ hai của mình.

    Thanh Tùng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ngam-nhung-buc-anh-dep-den-nao-long-ve-cac-lop-hoc-tren-dinh-nui-cao-chot-vot-a292510.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan