Các nhà khoa học đã phát hiện hộp sọ của kỳ lân biển với chiều dài bằng người thường ở Quần đảo Franz Josef Land, phía Bắc nước Nga.
Cô Antufyeva chụp ảnh cùng chiếc răng Ảnh: Vườn quốc gia Bắc Cực Nga |
Theo The Daily Express, động vật biển này còn được gọi là “kỳ lân Bắc Cực” vì chiếc răng dài nhô ra ngoài để dùng làm vũ khí đi săn.
Tại quần đảo Franz Josef Land ở Nga, các nhà khoa học đã tìm thấy một chiếc sừng của kỳ lân biển còn khá nguyên vẹn, với chiều dài bằng chiều cao của người thường. Hộp sọ của sinh vật biển này bị trôi dạt vào bờ của hòn đảo Alexandra Land.
The Daily Express lý giải, trên thực tế chiếc sừng là một chiếc răng nanh kiểu xoắn ốc, có hình dáng như một thanh kiếm với trọng lượng khoảng 20kg, được sử dụng để giết chết con mồi. Các nhà khoa học đã tìm thấy “hộp so kỳ lân biển với chiếc răng trong tình trạng lý tưởng”, cô Darya Antufyeva, chuyên gia về môi trường tại Vườn quốc gia “Bắc Cực Nga” chia sẻ.
Theo lời chuyên gia này, họ đã vận chuyển phát hiện này một cách rất cẩn thận về căn cứ.
Trong bức ảnh được chia sẻ, chiếc sừng hoặc răng nanh có chiều cao hơn hẳn cô Darya, nhưng không rõ kích thước chính xác của nó, mặc dù “vũ khí” này có thể dài tới tận 3m. Nhờ những chiếc răng này, các con cá voi thuộc giống cá voi trắng, được gọi là những con kỳ lân biển. Chỉ những con kỳ lân đực mới có chiếc răng dài nhô ra.
Tờ báo của Anh lưu ý rằng những loài động vật có vú sống tại vùng biển của Nga, Greenland và Canada rất hiếm khi được tìm thấy vì chúng thường chết trong nước. Xác của chúng hoặc chìm xuống đáy, hoặc bị sóng đánh dạt vào bờ ở một nơi rất xa.
Tạm thời, hộp so này đang được các nhà sinh học và gen nghiên cứu. The Daily Express nói thêm, phát hiện trên sau đó sẽ trở thành vật trưng bày tại Viện bảo tàng của Vườn quốc gia ở thành phố Arkhangelsk (Nga).
Nam Hiếu (Theo RT)