+Aa-
    Zalo

    Nga chính thức rút khỏi Công ước châu Âu về nhân quyền

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Với động thái này, Nga sẽ không còn bị điều chỉnh bởi Công ước châu Âu về nhân quyền, còn người Nga cũng không thể khiếu nại lên Tòa án Nhân quyền châu Âu.

    Ngày 11/6 (giờ địa phương), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký thông qua luật về việc không thi hành các quyết định của Công ước châu Âu về nhân quyền (ECHR) ở Nga.

    nga chinh thuc rut khoi cong uoc chau au ve nhan quyen 01
    Trụ sở Tòa án Nhân quyền châu Âu. Ảnh: EPA-EFE

    Theo đó, các quyết định của ECHR được thông qua sau ngày 15/3/2022, thời điểm Nga nộp đơn xin rút khỏi Hội đồng châu Âu, sẽ không được thực hiện, trong khi việc thanh toán bồi thường theo các quyết định của ECHR sẽ chỉ được thực hiện bằng đồng Rúp và chỉ cho các tài khoản trong các ngân hàng của Nga.

    Ngoài ra, các phán quyết của ECHR sẽ không được xem là cơ sở để xem xét các quyết định do các tòa án Nga đưa ra.

    Nga đã thông báo cho Tổng thư ký Hội đồng châu Âu về việc rút ra khỏi tổ chưức này theo Điều 7 trong quy chế của Tổ chức, quy định rằng, bất kỳ thành viên nào của Hội đồng châu Âu đều có thể rút khỏi tư cách thành viên của mình khi có thông báo chính thức.

    Trước đó, ngày 15/3, Ủy ban Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu tuyên bố trục xuất Nga khỏi cơ quan này như động thái đáp trả lại chiến dịch quân sự mà Nga ở Ukraine từ hôm 24/2. ECHR là một bộ phận của Hội đồng châu Âu.

    Đáp lại, Nga ngày 16/3 tuyên bố tự rời khỏi Hội đồng châu Âu, với lý do các nước phương Tây đã phá hoại cơ quan giám sát nhân quyền châu Âu.

    Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho hay việc Moscow rời tổ chức này mang tới cơ hội khôi phục án tử hình, điều bị cấm theo quy định của Hội đồng châu Âu.

    Với động thái rút khỏi ECHR, Nga sẽ không còn bị điều chỉnh bởi Công ước châu Âu về nhân quyền, còn người Nga cũng không thể khiếu nại lên Tòa án Nhân quyền châu Âu.

    Hội đồng châu Âu thành lập năm 1949. Nga gia nhập năm 1996 và là quốc gia thứ hai rời khỏi cơ quan này.

    Hy Lạp từng làm điều tương tự năm 1969 để tránh bị trục xuất sau khi một nhóm sĩ quan quân đội tiến hành đảo chính. Hy Lạp gia nhập lại Hội đồng châu Âu sau khi khôi phục nền dân chủ sau 5 năm.

    Hoa Vũ (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nga-chinh-thuc-rut-khoi-cong-uoc-chau-au-ve-nhan-quyen-a540765.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan