+Aa-
    Zalo

    Nếu đam mê Truyền thông đa phương tiện thí sinh cần học giỏi môn nào?

    (ĐS&PL) - Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin khiến ngành truyền thông đa phương tiện trở thành xu hướng của thời đại số.

    Ngành truyền thông đa phương tiện là gì?

    Truyền thông đa phương tiện (Multimedia) là việc tích hợp ứng dụng công nghệ vào sáng tạo, thiết kế và phát triển các sản phẩm mỹ thuật mang tính ứng dụng. Trong đó, truyền thông đóng vai trò trong việc tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch. Thực hiện viết kịch bản, thiết kế đồ họa, biên tập và những công việc liên quan đến âm thanh, xử lý hình ảnh.

    Công việc của ngành truyền thông đa phương tiện bao gồm: Thiết kế đồ họa, biên tập âm thanh, xử lý âm thanh hình ảnh, viết kịch bản.... Ảnh minh họa

    Công việc của ngành truyền thông đa phương tiện bao gồm: Thiết kế đồ họa, biên tập âm thanh, xử lý âm thanh hình ảnh, viết kịch bản.... Ảnh minh họa

    Ngành truyền thông đa phương tiện là ngành học tích hợp kiến thức giữa báo chí truyền thông và sử dụng công nghệ thông tin nhằm sáng tạo, phát triển các ứng dụng đa phương tiện trong mọi lĩnh vực đời sống.

    Công việc của ngành truyền thông đa phương tiện bao gồm: Thiết kế đồ họa, biên tập âm thanh, xử lý âm thanh hình ảnh, viết kịch bản, sử dụng các kỹ thuật để thiết kế và lập trình đồ họa 2D, 3D trên các thiết bị máy tính. Mục đích là tạo ra các sản phẩm truyền thông.

    Tổ hợp môn xét tuyển ngành Truyền thông đa phương tiện

    Hiện ngành học này đang được nhiều trường đại học trên cả nước tuyển sinh với tiêu chuẩn đầu vào và chất lượng giảng dạy được đánh giá cao. Nhìn chung, để theo đuổi ngành học này, thí sinh cần học tốt các môn học thuộc khối A và D, vì đây là khối thi được nhiều trường sử dụng để tuyển sinh.

    Dưới đây là một số tổ hợp môn được sử dụng để xét tuyển ngành Truyền thông đa phương tiện, thí sinh có thể tham khảo thêm.

    A00: Toán, Vật lý, Hóa học

    A01: Toán, Vật lý, tiếng Anh

    A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn

    C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý

    C15: Toán, Khoa học xã hội, Ngữ văn

    D01: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh

    D14: Ngữ văn, Lịch sử, tiếng Anh

    D15: Ngữ văn, Địa lý, tiếng Anh

    Ngành truyền thông đa phương tiện học trường nào? 

    Khu vực miền Bắc

    Học viện Báo chí và Tuyên truyền

    Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

    Đại học FPT

    Đại học Phương Đông

    Học viện Ngoại giao

    Khu vực miền Trung

    Đại học Duy Tân

    Đại học Phan Thiết

    Khu vực miền Nam

    Đại học Quốc tế Hồng Bàng

    Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM

    Đại học RMIT TPHCM

    Đại Học Công Nghệ TP.HCM - HUTECH

    Đại học Văn Lang

    Học ngành truyền thông đa phương tiện cần tố chất gì?

    Kỹ năng viết tốt, có năng khiếu thẩm mỹ, cái đẹp

    Khả năng viết “cứng” sẽ là công cụ hữu ích giúp truyền tải thông tin trong hoạt động truyền thông. Ảnh minh họa

    Khả năng viết “cứng” sẽ là công cụ hữu ích giúp truyền tải thông tin trong hoạt động truyền thông. Ảnh minh họa

    Các hoạt động ngành truyền thông đa phương tiện thiên hướng về nghệ thuật. Vì thế các kỹ năng viết lách, chụp ảnh, quay phim, v.vv.. cần được đặt lên hàng đầu.

    Khả năng viết “cứng” sẽ là công cụ hữu ích giúp truyền tải thông tin trong hoạt động truyền thông. Ngoài ra, một gu thẩm mỹ nhất định sẽ có lợi cho việc chọn lọc, đánh giá, phân tích các tác phẩm.

    Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình

    Kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng mang đến thành công khi theo đuổi lĩnh vực này. Giao tiếp tốt giúp dễ dàng thể hiện ý tưởng, đưa ra quan điểm và ý kiến riêng. Biết cách thuyết trình chắc chắn sẽ đưa sự nghiệp lên một tầm cao mới.

    Sáng tạo, nhạy bén với cái mới

    Lĩnh vực nào cũng cần tư duy sáng tạo, nhạy bén. Đối với người theo đuổi ngành truyền thông đa phương tiện điều đó lại càng cần thiết, bởi họ là người tạo ra nội dung phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí của cộng đồng. Chỉ có sáng tạo không ngừng mới có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại.

    Luôn chăm chỉ, chịu khó tìm tòi

    Để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện, ứng viên cần chăm chỉ, ham học hỏi. Ngoài sử dụng tốt các công cụ và phần mềm thông dụng, mỗi người cần nhẫn nại học hỏi các kỹ thuật nâng cao như: Kỹ thuật thiết kế đồ họa; kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video, v.vv.. nhằm mang lại hiệu quả cao trong công việc.

    Mức lương ngành Truyền thông đa phương tiện

    Theo báo cáo của VietnamWorks về mức lương của các ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), mức lương trung bình ngành Truyền thông đa phương tiện theo vị trí việc làm có sự chênh lệch.

    Với vị trí đồ họa, mức lương nhận về hàng tháng là 9,8 triệu đồng. Trong khi đó, vị trí thiết kế web có mức lương cao hơn với 11,4 triệu đồng/tháng và sản xuất video là 12,6 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất thuộc về vị trí quản lý dự án 18,7 triệu đồng/tháng.

    Ngoài ra, theo báo cáo của TopCV về mức lương của các ngành nghề hot, một số vị trí khác liên quan đến Truyền thông đa phương tiện có mức lương như sau: Biên tập viên video dao động từ 10 - 15 triệu đồng/tháng, nhà sản xuất nội dung 15 - 25 triệu đồng/tháng, chuyên gia SEO là 15 - 30 triệu đồng/tháng và chuyên gia marketing online 20 - 40 triệu đồng/tháng.

    Một yếu tố quan trọng khác cũng ảnh hưởng đến mức lương ngành Truyền thông đa phương tiện là kinh nghiệm làm việc. Nếu có kinh nghiệm dưới 1 năm, bạn sẽ nhận về mức lương trung bình là 7,9 triệu đồng.tháng, từ 1 - 5 năm là 11,6 - 16,4 triệu đồng/tháng, từ 5 - 10 năm là 24,2 triệu đồng/tháng và trên 10 năm nhận về 35,8 triệu đồng/tháng.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/neu-am-me-truyen-thong-a-phuong-tien-thi-sinh-can-hoc-gioi-mon-nao-a435481.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan