+Aa-
    Zalo

    Nắng nóng hơn 40 độ C: Cần làm những điều này để không ‘mất mạng’

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những ngày qua miền Bắc đang phải đối mặt với đợt nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ lên tới hơn 40 độ C. Điều này khiến hàng loạt căn bệnh nguy hiểm “tấn công” người dân.

    Những ngày qua miền Bắc đang phải đối mặt với đợt nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ lên tới hơn 40 độ C. Điều này khiến hàng loạt căn bệnh nguy hiểm “tấn công” người dân.

    [presscloud]3204[/presscloud]

    Trẻ nhập viện ồ ạt, nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm

    Người dân miền Bắc những ngày qua đang trải qua đợt nắng nóng đỉnh điểm. Nhiệt độ ngoài trời lên đến hơn 40 độ C, khí nóng bốc lên hầm hập trên đường phố. Điều này khiến hàng loạt trẻ em phải nhập viện.

    Vào lúc 11h30, tại đường Cầu Giấy, Hà Nội nhiệt độ là 40 độ C.

    Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, trong thời gian này, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng từ 2.500 – 3.000 lượt bệnh nhân đến khám. bệnh nhân nhập viện chủ yếu là các bệnh lý đặc trưng của mùa hè là sốt virus, tiêu chảy, nhiều trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như viêm họng, ho, chuyển biến nặng hơn là viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não…

    Thời tiết nắng nóng gay gắt và kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ mà còn gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cũng như sức khỏe con người. Theo ông PGS.TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT của Bộ Y tế, nắng nóng có thể gây các bệnh nguy hiểm như: say nắng, say nóng, tim mạch, đột quỵ…

    Ngoài ra, thời tiết nóng nực có thể ảnh hưởng đến đường máu theo cả 2 chiều hướng: tăng và hạ đường máu. Điều này lý giải tại sao hay có nhiều người bị ngất xỉu đột ngột.

    Việc tăng và hạ đường huyết đột ngột rất nguy hiểm, có thể dẫn đến hôn mê. Nếu không cấp cứu có thể để lại biến chứng não không phục hồi, thậm chí bệnh nhân có thể tử vong.

    Cách phòng tránh tác hại của nắng nóng đến sức khỏe

    Theo bác sĩ Hương tại BV Bạch Mai, ống nhiều nước là một trong những biện pháp ngừa nắng nóng hiệu quả. Cần bổ sung đầy đủ, điều độ nước hàng ngày, thậm chí hàng giờ để chống nắng nóng và bù lượng nước bị mất đi. Lưu ý, không nên uống nước đá, nước lạnh hay nước ngọt có gas bởi nó chỉ khiến cơ thể thêm phần mất nước. Lý tưởng nhất là chọn các loại nước như: nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau xanh nguyên chất…

    Nhiều người tránh nắng bằng cách mặc áo len và quấn khăn quanh đầu.

    Đối với những người làm việc ngoài nắng nóng lâu, mọi người cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng. Ngay khi cơ thể có cảm giác mệt và say nắng, cần nhanh chóng tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, đặc biệt là tránh nắng vào khoảng 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều vì đây là thời gian ánh nắng nguy hiểm nhất.

    Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên những ngày này không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người. Thực hiện ăn chín, uống chín; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để bảo đảm đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

    Hòa Lê/VietQ

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nang-nong-hon-40-do-c-can-lam-nhung-dieu-nay-de-khong-mat-mang-a235268.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan