+Aa-
    Zalo

    Nam Cực: Băng tan có thể ảnh hưởng tới các đại dương trên thế giới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo các nhà khoa học Singapore, một vòng lưu thông đại dương lớn hình thành xung quanh Nam Cực có thể sắp sụp đổ, sẽ làm thay đổi thời tiết, mực nước biển và sức khỏe của các hệ sinh thái biển trên thế giới.

    Tạp chí Nature công bố một nghiên cứu cho thấy, sự nóng lên toàn cầu đã đẩy nhanh tốc độ tan băng ở Nam Cực và tăng lượng nước tràn vào đại dương đang làm gián đoạn dòng chảy tuần hoàn ở Nam Cực.

    Không chỉ vậy, ở Nam Cực, hoàn lưu đảo ngược là một phần của mạng lưới các dòng hải lưu toàn cầu làm dịch chuyển nhiệt, oxy và chất dinh dưỡng trên toàn cầu.

    Gần Nam Cực, dòng nước mặn chìm xuống độ sâu hơn 4.000m, điều này làm dòng nước đậm đặc, giàu oxy giúp thúc đẩy dòng chảy sâu nhất của vòng tuần hoàn đảo ngược. Nước chảy về phía bắc, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến các đại dương Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, đồng thời quá trình này cũng xảy ra ở ngoài khơi Greenland.

    nam cuc bang tan co the anh huong toi cac dai duong tren the gioi
    Ảnh minh họa - Ảnh: Yale Environment 360.

    Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Khoa học Trái đất - Đại học Quốc gia Australia ở Canberra cho biết: “Những thay đổi xảy ra ở một địa điểm (ví dụ ở Nam Cực) có thể có ảnh hưởng tới toàn cầu vì những dòng nước đó di chuyển khắp các đại dương”.

    Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy sự lưu thông đảo ngược đang chậm lại, bị gián đoạn bởi sự gia tăng lượng nước tan chảy từ Nam Cực đang làm cho nước bớt mặn hơn, do đó ít đậm đặc hơn và không chìm xuống.

    Hơn nữa, sự tan chảy đang gia tăng vì lượng phát thải khí nhà kính ngày càng tăng, chủ yếu do việc đốt nhiên liệu hóa thạch, làm nóng bầu khí quyển và đại dương.

    Bên cạnh đó, Phó giám đốc Trung tâm về Khoa học Nam Cực ARC tại Đại học New South Wales ở Sydney, cho hay, “Mô hình của tôi cho thấy, hiện tại, nếu lượng khí thải carbon toàn cầu tiếp tục tăng, thì quá trình lật ngược ở Nam Cực sẽ chậm lại hơn 40% trong 30 năm tới và trên một quỹ đạo sẽ dẫn tới sự sụp đổ”.

    Nhóm các nhà khoa học quốc tế đã lập mô hình lượng nước sâu ở Nam Cực theo hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng cao cho đến năm 2050.

    Sự sụp đổ của dòng hải lưu sâu sẽ khiến các đại dương dưới 4.000m bị đình trệ.

    Một Giáo sư người Anh cho biết: “Việc này sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng trong đại dương sâu thẳm, làm giảm các chất dinh dưỡng có sẵn  và ảnh hưởng đến các sinh vật biển gần bề mặt đại dương. Vì thế, các hệ sinh thái biển trên bề mặt sẽ dần bị chết đói".

    Sự tan chảy băng ở Nam Cực và Greenland cũng sẽ làm tăng mực nước biển dâng.

    Trao đổi với The Straits Times, đồng tác giả Steve Rintoul nói: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy băng tan ảnh hưởng đến đại dương bằng cách đẩy nhanh tốc độ nước biển dâng và đó là một phản hồi tích cực”.

    Còn Tiến sĩ Rintoul, nhà hải dương học và nhà khoa học khí hậu tại cơ quan khoa học quốc gia Australia CSIRO ở Hobart cho rằng: “Khi băng tan làm lượng nước ngọt tăng thêm đã làm chậm quá trình hình thành nước lạnh, dày đặc ở đáy, nước ấm hơn ở độ sâu nông hơn, sẽ di chuyển về phía nam để thay thế nó. Sự dịch chuyển của các vùng nước ấm này đến gần Nam Cực hơn, do vậy sẽ có nhiều nhiệt hơn để thúc đẩy sự tan chảy nhiều hơn nữa". Đồng thời, các tác động khác từ sự chậm lại sẽ có ít nhiệt và carbon hơn và có thể được lưu trữ trong đại dương, dẫn đến biến đổi khí hậu nhanh hơn.

    “Các tác động có thể lan rộng ra khỏi Nam Cực; các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng sự chậm lại của quá trình lật ngược ở Nam Cực làm dịch chuyển các dải mưa nhiệt đới ra khỏi vị trí thông thường của chúng”, ông Rintoul nói.

    Mặt khác, trong những thập kỷ gần đây, các đại dương trên thế giới lưu trữ một lượng nhiệt khổng lồ, hấp thụ hơn 90% sự nóng lên nên lượng khí nhà kính ngày càng tăng. Phần lớn nhiệt nằm ở các lớp bề mặt trên cùng, nhưng đại dương cũng đang dần nóng lên. Bởi các đại dương cũng hấp thụ khoảng một phần tư tổng lượng khí thải carbon dioxide từ hoạt động của con người.

    Tiến sĩ Rintoul cho biết: “Nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến toàn cầu, thậm chí cả Nam Cực và những phần sâu nhất của đại dương” và những thay đổi đối với đại dương sâu là lớn và nhanh chóng một cách ngạc nhiên. Các quyết định cắt giảm nhanh và sâu lượng phát thải khí nhà kính có thể hạn chế thiệt hại.

    Hơn hết, Tiến sĩ Rintoul cũng chỉ ra: “Nếu lượng khí thải thấp hơn, tác động sẽ thấp hơn và điều đó rất quan trọng. Bởi nếu hạn chế được mỗi 0,1 độ C nóng lên, sẽ giảm được nguy cơ gây hại cho khí hậu. Chúng ta hành động càng sớm và mạnh mẽ thì rủi ro sẽ càng thấp”.

    Trà My(Theo The Straits Times)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nam-cuc-bang-tan-co-the-anh-huong-toi-cac-dai-duong-tren-the-gioi-a570987.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan