+Aa-
    Zalo

    Năm câu hỏi về Syria dành cho nước Mỹ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Khi bắt đầu ném bom “Nhà nước Hồi giáo” ở Syria vào tháng trước, Mỹ đã trực tiếp can thiệp vào cuộc xung đột đã kéo dài 3 năm qua.

    (ĐSPL) - Khi bắt đầu ném bom “Nhà nước Hồi giáo” ở Syria vào tháng trước, Mỹ đã trực tiếp can thiệp vào cuộc xung đột đã kéo dài 3 năm qua.
    Năm câu hỏi về Syria dành cho nước Mỹ

    Quyết định không kích IS ở Syria, Tổng thống Mỹ Barack Obama hiện đang đối mặt với 5 câu hỏi lớn cần có sự giải đáp thỏa đáng.

    Trong một bài viết do hãng tin Reuters đăng tải, nhà phân tích Aki Peritz nêu ra 5 là năm câu hỏi lớn mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần phải trả lời, khi cuộc chiến ở Syria đang ngày càng lan rộng trong những tuần tới.
    1. Điều gì xảy ra, khi Mỹ hết mục tiêu để tấn công?
    Mỹ sẽ sớm nhận ra rằng các trạm kiểm soát, các tòa nhà, các đoàn xe lộ liễu, các sở chỉ huy của “Nhà nước Hồi giáo” … là có giới hạn. “Nhà nước Hồi giáo” (IS) là một tổ chức khủng bố, không phải là một quân đội quốc gia. Vì vậy, các nhà lên kế hoạch quân sự Mỹ sẽ cạn kiệt các mục tiêu tấn công trong tương lai gần. Trong khi vẫn chiếm giữ các vùng lãnh thổ ở Syria, tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” sẽ không tập trung quân hay duy trì các cơ quan hành chính lộ liễu để làm mồi cho các cuộc không kích. Không quân Mỹ giỏi đánh các vị trí cố định lộ liễu, nhưng lực lượng này sẽ làm gì khi các chiến binh IS trà trộn vào dân thường. Rất có thể, tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” sẽ học tập phong trào Hamas của người Palestine và sử dụng các bệnh viện, nhà thờ Hồi giáo, trường học để tiếp tục cuộc chiến. Các chiến binh IS cũng đang sử dụng  thường dân làm lá chắn sống. Bất chấp các cuộc không kích của liên quân, tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” vẫn tiếp tục cai trị dân chúng một cách tàn bạo.
    2. Ai sẽ giành lại đất từ tay IS?
    Tổng thống Barack Obama cam kết "không đem quân tiến hành các chiến dịch trên mặt đất",  ngoại trừ việc đưa 1600 "cố vấn quân sự " vào nước láng giềng Iraq. Trong khi điều này là chấp nhận được về mặt chính trị đối với người Mỹ, người ta vẫn cần có một số lực lượng mặt đất để  giành quyền kiểm soát lãnh thổ từ tay “​​Nhà nước Hồi giáo”. Người ta không thể chống khủng bố từ trên không.
    Về lý thuyết, Iraq sẽ kiểm soát các khu vực hiện còn nằm trong tay các chiến binh “Nhà nước Hồi giáo” - và có lẽ một số bộ lạc người Sunni có thể cung cấp cho các lực lượng mặt đất nếu có tái lập quan hệ với chính phủ Iraq. Nhưng lực lượng nào sẽ đảm nhận vai trò này ở ở Syria? Các phiến quân "ôn hòa”, người Kurd hay quân của Tổng thống Bashar al-Assad? Syria đang ở trong tình trạng “quân hồi vô phèng”, “trống rỗng quyền lực”. Đó là chưa kể Quân đội Syria Tự do (một lực lượng hữu danh vô thực và rất bạc nhược) lại kêu rằng Mỹ không phối hợp với tổ chức được coi là “ôn hòa” này khi tiến hành các cuộc không kích. Điều này đã gây khó khăn cho việc Quân đội Syria Tự do tận dụng sự yểm trợ trên không để thu hồi lãnh thổ từ tay “Nhà nước Hồi giáo”.  
    3. Mỹ và các đồng minh hiện đang làm gì?
    Nhà Trắng và hoạch định chính sách hàng đầu của Mỹ đã thu hút được 40 quốc gia tham gia liên minh chống “Nhà nước Hồi giáo”, trong đó có 5 nước Arập đã hỗ trợ trong các cuộc không kích  ban đầu ở Syria. Nhưng trên thực tế, Mỹ hiện đang đảm nhận hầu hết các cuộc không kích ở Syria, trong khi người Kurd phải chiến đấu đến cùng để bảo vệ đất đai của họ.
    Liên minh vốn được ca tụng này sẽ chia sẻ gánh nặng chống IS ra sao?
    Dường như, liên minh này thảo luận  rất nhiều nhưng  không đạt tới mức độ cam kết cần thiết để giành chiến thắng một cuộc chiến tranh kéo dài chống lại một kẻ thù cụ thể. Ví dụ, chính phủ Saudi Arabia có thể sẽ cùng với Mỹ chống lại “Nhà nước Hồi giáo”, nhưng hiện có rất nhiều công dân nước này đang chiến đấu chống phương Tây. Chính vì vậy mà các nhà cầm quyền ở Saudi Arabia chỉ tham gia cuộc chiến chống IS một cách nửa vời, với việc tham gia một vài phi vụ không kích và cung cấp địa điểm huấn luyện cho Quân đội Syria Tự do.
    4. Washington làm gì, khi bị các phần tử  khủng bố phản đòn?
    Điều gì sẽ xảy ra nếu một cái gì đó khủng khiếp (tấn công khủng bố) xảy ra bên ngoài Syria và Iraq do các tổ chức khủng bố ở Syria như “Nhà nước Hồi giáo” và Mặt trận al-Nusra tiến hành?
    Có tin nói chuyên gia thuốc nổ của al-Qaeda là Ibrahim al-Asiri đang hỗ trợ các phần tử cực đoan Syria trong việc chế tạo những quả bom tinh vi để tìm cách đưa lên máy bay chở khách.
    Phương Tây sẽ phản ứng như thế nào, khi đại sứ quán của bị thiêu cháy  hoặc một máy bay chở khách của Mỹ nổ tung trên bầu trời? Điều gì sẽ xảy ra, nếu các phần tử khủng bố tấn công các mục tiêu ở hậu phương, chẳng hạn như âm mưu bắt cóc và chặt đầu một ai đó trên đường phố của Sydney? Liệu Mỹ có quyết tâm hơn trong nỗ lực chống IS?  Liệu Mỹ có phải đưa lực lượng đặc nhiệm vào Syria và liệu dân chúng Mỹ có ủng hộ hành động này?
    5.“Cuộc chơi cuối cùng” ở Syria và Iraq là gì?
    Công chúng Mỹ ghét các cuộc xung đột không được xác định rõ mục tiêu hay thời điểm kết thúc  và sẽ trừng phạt nhà lãnh đạo cũng như  các đảng chính trị tại các thùng phiếu, nếu họ cảm thấy rằng họ đã bị lừa dối. "Tiêu hao" và "cuối cùng tiêu diệt" Nhà nước Hồi giáo là một mục tiêu chính đáng. Nhưng sau đó Mỹ sẽ làm gì, giả sử như đạt được mục tiêu này?
    Khả năng này lại dẫn đến nhiều câu hỏi lớn hơn và khó khăn hơn: liệu cuộc xung đột ở Syria sẽ vẫn còn tiếp diễn, thậm chí khi Nhà nước Hồi giáo không còn đóng vai trò quyết định? Liệu quân đội và lực lượng an ninh Iraq có còn là một mớ hổ lốn như trước đây? Liệu nước này có tiếp tục bị tê liệt chính trị và liệu người Sunni thiểu số có tiếp tục bị Baghdad tước quyền bầu cử?
    Câu trả lời cho tất cả những câu hỏi nói trên là "có” và  “có lẽ" bởi vì tất cả các động lực chính trị dẫn đến tình thế khó khăn hiện nay vẫn còn tồn tại. Các vấn đề của ngày hôm nay ở Trung Đông sẽ tiếp tục là những vấn đề của thập kỷ tới hoặc lâu hơn nữa.
    Chiến dịch ném bom của Mỹ tại Syria là bước đầu tiên để “tiêu hao” lực lượng “Nhà nước Hồi giáo” và Mặt trận al-Nusra có liên kết với tổ chức khủng bố al-Qaeda. Nhưng nếu  Nhà Trắng không thể giải đáp  những câu hỏi khó khăn nói trên bằng hành động thực tế, những nỗ lực không kích của liên quân chống “Nhà nước Hồi giáo” có thể trở nên  vô nghĩa.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nam-cau-hoi-ve-syria-danh-cho-nuoc-my-a54035.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan