Hôm 27/7, một bồi thẩm đoàn ở Mỹ đã quyết định truy tố một người đàn ông Nga vì tội rửa hơn 4 tỷ USD tiền cho giới tội phạm buôn bán ma túy.
Theo chính quyền địa phương, Alexander Vinnik đã bị bắt trong một ngôi làng ven biển nhỏ ở phía Bắc Hy Lạp, sau Bộ Tư pháp Mỹ cùng với một số cơ quan liên bang và các lực lượng đặc nhiệm khác tiến hành điều tra.
Các quan chức Mỹ mô tả Vinnik trong một tuyên bố của Bộ Tư pháp với tư cách là nhà điều hành của BTC-e, một hệ thống giao dịch được sử dụng để mua bán tiền ảo bitcoin từ năm 2011.
Họ cáo buộc Vinnik và công ty của ông ta đã nhận số tiền ảo trị giá hơn 4 tỷ USD và thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh khá lớn ở Mỹ mà không tuân theo các quy tắc giao dịch thích hợp nào.
Chính quyền Mỹ cũng quy kết rằng người đàn ông này có liên quan tới sự thất bại của Mt. Gox (một sàn giao dịch bitcoin ở Nhật Bản đã sụp đổ vào năm 2014 sau khi bị tấn công). Vinnik "thu được" tiền từ việc tấn công mạng vào trang của Mt. Gox và rửa số tiền đó thông qua BTC-e và Tradehill, một công ty khác ở San Francisco mà hắn sở hữu.
Hacker người Nga bị truy tố vì tội rửa tiền. Ảnh: Reuters |
"Các công nghệ máy tính mới tiếp tục thay đổi cách chúng ta giao tiếp lẫn nhau và trải nghiệm thế giới, những kẻ tội phạm sẽ phá hoại những công nghệ mới này để phục vụ mục đích bất chính của chính chúng", Brian Stretch, luật sư Mỹ tại Bắc California, nơi Vinnick bị kết án cho biết.
Trong khi đó, cảnh sát Hy Lạp miêu tả Vinnik như là một "kẻ chủ mưu quốc tế của một tổ chức tội phạm".
Việc Vinnik bị bắt giữ là vụ mới nhất trong một loạt các hoạt động của chính quyền Mỹ nhằm đối phó với các tội phạm không gian mạng đến từ Nga và Châu Âu. Tuần trước, Bộ Tư pháp Mỹ đã chuyển hướng chặn cửa hàng trực tuyến AlphaBay trên web.
Các vụ truy tố cũng trùng hợp với tình trạng kiểm soát chặt chẽ của Mỹ nhằm vào các hacker Nga sau khi các quan chức tình báo nước này cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Bitcoin là đồng tiền ảo đầu tiên sử dụng mật mã để giữ cho các giao dịch an toàn và ẩn danh. Đồng thời, bitcoin cũng làm cho các quy định tài chính thông thường trở nên khó khăn.
Qua nhiều năm, các cơ quan thực thi pháp luật trên khắp thế giới đã có thể xác định người dùng có liên quan đến hoạt động bất hợp pháp hay không bằng cách theo dõi sát sao, thường là với sự trợ giúp của các chuyên gia về bí mật tiền tệ.
(Theo Reuters)