Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ hai quan chức Mỹ cho biết gói viện trợ trị giá 5 triệu USD này sẽ bao gồm các phương tiện mặt đất giúp Ukraine tăng cường phản công. Trong khi một quan chức khác nói sẽ có 30 xe chiến đấu Bradley và 25 xe bọc thép chở quân Stryker sẽ được chuyển đến Kiev.
Ngoài ra, Ukraine cũng sẽ nhận được đạn dược cho Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), vũ khí chống tăng bao gồm tổ hợp tên lửa Javelin cùng đạn dược cho hệ thống phòng không Patriot và Stinger.
Các quan chức giấu tên thông tin thêm rằng, gói viện trợ sẽ được tài trợ bằng cách sử dụng Cơ quan Rút tiền của Tổng thống Mỹ (PDA). Cơ quan này cho phép tổng thống chuyển các vật phẩm và dịch vụ từ kho hàng của Mỹ mà không cần sự chấp thuận của quốc hội trong trường hợp khẩn cấp.
Tuy nhiên, gói viện trợ trên được vẫn đang được hoàn thiện và có thể thay đổi. Sau khi được công bố, đây sẽ là gói viện trợ thứ 41 được Mỹ phê duyệt cho Ukraine kể từ khi cuộc xung độ với Nga nổ ra vào tháng 2/2022. Như vậy, tổng giá trị các gói viện trợ mà Washington gửi cho Kiev đã lên đến hơn 40 tỷ USD.
Trước đó, tại Hội nghị phục hồi Ukraine diễn ra vào ngày 21 và 22/6, nhiều quốc gia phương Tây đã cam kết về các gói hỗ trợ tài chính mới có tổng trị giá 66 tỷ USD dành cho Ukraine. Các gói này chủ yếu được sử dụng để giúp chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky tái thiết đất đước.
Ngày 26/6, thủ tướng Australia Anthony Albanese cũng đã công bố gói viện trợ mới trị giá 73,5 triệu USD cho Ukraine, gồm 70 phương tiện quân sự và 6,6 triệu USD cho Quỹ nhân đạo Ukraine do Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc phụ trách.
Trong khi đó, Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây về việc liên tục cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ chỉ làm căng thẳng giữa các bên thêm leo thang và khiến các quốc gia này trở thành một bên trong xung đột.
Phương Uyên(Theo Reuters)