+Aa-
    Zalo

    Mỹ hiện sở hữu bao nhiêu đầu đạn trong kho vũ khí hạt nhân?

    (ĐS&PL) - Theo dữ liệu được Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia Mỹ (NNSA) công bố, tính đến tháng 9/2023, nước này có 3.748 đầu đạn trong kho dự trữ hạt nhân.

    Theo tài liệu của NNSA, quy mô của kho dự trữ gần như không thay đổi so với năm 2021, thời điểm Mỹ công bố dữ liệu gần nhất. Vào thời điểm đó, Washington cho biết nước này có 3.750 đầu đạn tính đến tháng 9/2020. Số liệu thống kê bao gồm cả đầu đạn đang hoạt động và không hoạt động, nhưng không bao gồm những đầu đạn đã ngừng hoạt động.

    Tính đến tháng 9/2023, kho dự trữ hạt nhân của Mỹ có 3.748 đầu đạn. Ảnh minh họa

    Tính đến tháng 9/2023, kho dự trữ hạt nhân của Mỹ có 3.748 đầu đạn. Ảnh minh họa

    Cơ quan này đồng thời cho biết thêm từ năm 1994 đến năm 2023, Mỹ đã tháo dỡ 12.088 đầu đạn hạt nhân, 405 trong số đó đã được tháo dỡ từ năm 2020 đến năm 2023, và khoảng 2.000 đầu đạn hạt nhân bổ sung hiện đã ngừng hoạt động và đang chờ tháo dỡ.

    NNSA lưu ý rằng con số hiện tại đã giảm mạnh so với năm 1967, khi kho dự trữ đạt đỉnh điểm là 31.255 đầu đạn.

    Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) thông tin, tính đến năm 2024, Mỹ vẫn là cường quốc hạt nhân lớn thứ hai thế giới với tổng cộng 5.044 đầu đạn. Nga là nước đứng đầu với 5.580 đầu đạn hạt nhân.

    Theo các nguồn tin quân sự, số lượng đầu đạn hạt nhân của Mỹ bắt đầu giảm đều đặn ở đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh khi Washington và Moscow tham gia vào các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí hiệu quả.

    Giữa bối cảnh đối thoại bị đình trệ do quan hệ Mỹ - Nga trở nên xấu đi, một phần do xung đột Ukraine, hai cường quốc vẫn cam kết thực hiện Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START), trong đó giới hạn số vũ khí hạt nhân được triển khai ở mỗi nước là 1.550 quả.

    Tuy nhiên, một báo cáo của SIPRI hồi tháng 6 cảnh báo rằng, thế giới đang ở “một trong những thời kỳ nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người”, khi các cường quốc toàn cầu tiếp tục tăng cường và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của họ.

    Các nhà nghiên cứu lưu ý, căng thẳng về Ukraina và Gaza đóng vai trò quan trọng trong việc làm suy yếu chính sách ngoại giao hạt nhân toàn cầu.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/my-hien-so-huu-bao-nhieu-au-an-trong-kho-vu-khi-hat-nhan-a447984.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan