+Aa-
    Zalo

    Mỹ, EU tăng cường trừng phạt Nga đến mức nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Mỹ và phương Tây đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn nữa trong bối cảnh Nga đứng trước những sức ép vì thảm kịch MH17.

    (ĐSPL) – Mỹ và phương Tây đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn nữa trong bối cảnh Nga đứng trước những sức ép vì thảm kịch MH17 rơi ở khu vực thuộc quyền kiểm soát của lực lượng ly khai.
    Cho đến nay, Mỹ và phương Tây mới chỉ áp đặt lệnh trừng phạt "cấp độ 2" như cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản đối với những nhân vật thân tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Một lệnh trừng phạt “cấp độ 3” nếu được thông qua sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế Nga. Các tập đoàn, công ty năng lượng của Nga vẫn có thể hoạt động thương mại với các đối tác phương tây nhưng sẽ khó khăn hơn trong việc tìm kiếm các khoản vay từ nước ngoài.
    Mục tiêu của lệnh trừng phạt mới
    Theo BBC, Anh sẽ hối thúc các nhà lãnh đạo Châu Âu xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt về dầu khí, quốc phòng và ngân hàng chống lại Nga liên quan đến vụ máy bay MH17 rơi tại Ukraina nếu tình hình không được cải thiện
    Mỹ,EU tăng cường trừng phạt Nga đến mức nào?

    Lực lượng ly khai ở miền đông đứng trước cáo buộc bắn rơi chuyến bay MH17

    Các biện pháp trừng phạt mới bao gồm việc mở rộng danh sách cấm vận các quan chức Nga, các doanh nhân, các công ty, tập đoàn bao gồm việc cấm vận tài sản và cấm đi lại với các cá nhân. Mục tiêu của lệnh trừng phạt nhằm ngăn chặn các hành động hỗ trợ hoặc phá hoại về vật chất và tài chính hoặc đe dọa chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Ukraina.
    Danh sách những cái tên trong lệnh trừng phạt mới của Mỹ và phương Tây sẽ được công bố vào cuối tháng này. Trước đó EU đã tập trung vào các cá nhân, các công ty liên quan trực tiếp đến việc Nga sáp nhập Crimea và sự trỗi dậy của lực lượng ly khai ở miền đông.
    Danh sách trừng phạt của Mỹ
    Lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào những nhân vật quyền lực bên cạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng như một số người giàu nhất nước Nga. Một trong số đó bao gồm người sáng lập của công ty kinh doanh hàng hóa Gunvor Gennady Timchenko. Ông sở hữu công ty cổ phần đầu tư năng lượng, giao thông và cơ sở hạ tầng Volga Group và Novatek, cơ sở sản xuất khí đốt lớn thứ 2 của Nga
    Mỹ,EU tăng cường trừng phạt Nga đến mức nào?

    Ông Gennady Timchenko là mục tiêu mới trong lệnh trừng phạt của Mỹ

    Igor Sechin là một cái tên khác nằm trong danh sách của Mỹ. Ông từng là một cựu sỹ quan tình báo và đồng minh thân cận của Tổng thống Putin và là người ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách của điện Kremlin. Ông Sechin hiện là Chủ tịch công ty dầu khí nhà nước Rosneft có quan hệ đối tác với các công ty Exxon Mobil và BP của Anh.
    Vào tuần trước, Mỹ cũng đã mở rộng danh sách mục tiêu cấm vận bao gồm các doanh nghiệp Nga như Rosneft và Novatek cũng như Gazprombank, một phần của tập đoàn Gazprom. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Nga Vnesheconombank cũng có tên trong danh sách.
    Tuần trước, Mỹ đã mở rộng danh sách bao gồm nhiều doanh nghiệp Nga - bao gồm Rosneft và Novatek - cũng như Gazprombank, một phần của tập đoàn nhà nước Gazprom. Ngân hàng Nhà nước Nga có niên đại từ thời kỳ Liên Xô Vnesheconombank  và công ty sản xuất vũ khí Kalashnikov cũng có tên trong danh sách.
    Tăng cường trừng phạt có tác động đến nền kinh tế Nga?
    Lệnh trừng phạt mạnh mẽ hơn sẽ gửi thông điệp trực tiếp đến ông Putin và các đồng minh thân cận trong lĩnh vực thương mại, chính trị.
    Mỹ,EU tăng cường trừng phạt Nga đến mức nào?

    Ông Igor Sechin (phải) là đồng minh thân cận của Tổng thống Putin

    Các công ty năng lượng của Nga sẽ khó tiếp cận thị trường Mỹ và châu Âu hơn trong khi nhiều doanh nhân Nga sẽ không thể đến kinh đô bất động sản của thế giới như London, Anh. Mặc dù vậy, EU có nhiều các hợp đồng thương mại với Nga hơn Mỹ nên phạm vi của lệnh trừng phạt ở EU chắc chắn sẽ giảm đi đáng kể.
    Các nhà quan sát nói rằng biện pháp trừng phạt mới có khả năng gây khiến nền kinh tế Nga sụt giảm mạnh trong năm nay. Sau nhiều năm kinh tế thu về lợi nhuận nhờ xuất khẩu dầu, Nga đang đứng trước viễn cảnh của việc suy giảm mạnh nguồn đầu tư từ nước ngoài.
    Một lượng vốn trị giá 75 tỉ USD đã rời khỏi Nga trong năm nay. Tỷ lệ được coi là cao hơn nhiều so với năm ngoái.
    EU đánh mất những gì nếu trừng phạt kinh tế Nga?
    Một số quốc gia EU sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lệnh cấm vận kinh tế Nga. Trong hàng thập kỷ qua, Nga đã trở thành một thị trường bùng nổ hàng tiêu dùng từ phương Tây.
    Đức chắc chắn sẽ không hề vui mừng nếu như EU thông qua lệnh trừng phạt kinh tế Nga. Đó là điều không đem lại ngạc nhiên bởi chỉ trong năm 2013, Đức đã thu về 51 tỷ USD nhờ xuất khẩu hàng hóa sang Nga, mức cao nhất trong số các nước EU.
    Quan trọng hơn, Đức nhập hơn 30\% dầu mỏ và khí đốt từ Nga. Hà Lan cũng là quốc gia phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga trong khi một số quốc gia nằm trong Liên bang Xô Viết cũ nhập khẩu 100\% khí đốt từ Nga.
    Kim ngạch thương mại EU-Nga đạt mức 270 tỷ USD năm 2012 và con số này chắc chắn sẽ giảm mạnh trong năm nay nếu lệnh trừng phạt kinh tế được thông qua.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/my-eu-tang-cuong-trung-phat-nga-den-muc-nao-a42348.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan