+Aa-
    Zalo

    Muỗi tràn vào nhà, người dân miền Tây ăn cơm trong mùng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Muỗi tràn vào nhà khi trời sụp tối khiến nhiều gia đình ở miền Tây phải chui vào mùng ăn cơm để tránh muỗi.

    (ĐSPL) – Muỗi tràn vào nhà khi trời sụp tối khiến nhiều gia đình ở miền Tây phải chui vào mùng ăn cơm để tránh muỗi.

    Muỗi xuất hiện nhiều ở miền Tây khiến người dân hoang mang, lo lắng (Ảnh Zing).

    Những ngày gần đây, theo ghi nhận của PV Zing, khu vực tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng… xuất hiện rất nhiều muỗi, mặc dù đã thắp nhang trừ muỗi khắp nhà nhưng vẫn không xua được loài côn trùng hút máu người này.

    Chị Út Phến (ở ấp Thọ Hậu, xã Phước Long, huyện Phước Long, Bạc Liêu) cho biết, gần đây khi trời sụp tối, muỗi tràn vào nhà. Hôm nào về trễ, gia đình phải chui vào mùng ăn cơm để tránh muỗi.

    Ở Sóc Trăng, khi ông Trịnh Văn Mĩnh (ở xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu) bơm nước vào ao hơn chục ngày, chờ thả tôm giống thì thấy nhiều mảng đen trôi tấp vào bờ.

    Ông Mĩnh tưởng là trứng cóc, nhái nhưng vớt lên kiểm tra thì phát hiện toàn lăng quăng (ấu trùng của muỗi).

    Tương tự, anh Sơn (ở TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) có đầm tôm tại huyện Trần Văn Thời cũng cho hay, lần nào lấy nước vào để xử lý trước khi thả giống, anh này cũng thấy lăng quăng xuất hiện dày đặc dưới ao.

    Trước thực trạng này, lãnh đạo ngành nông nghiệp và y tế các tỉnh miền Tây khuyến cáo người dân thường xuyên phát quang bụi rậm quanh nhà, đổ hết nước tù đọng trong các chum, vại...

    Được biết, muỗi đốt có thể truyền nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Một số triệu chứng của bệnh như đột ngột sốt cao liên tục từ 2 ngày trở lên; nổi chấm đỏ ở da, bầm ở da, chảy máu mũi và chân răng, nôn nhiều, nôn ra máu, phân có máu; đau bụng nhiều do gan sưng to… Trong vòng 3-6 ngày bệnh có thể trở nặng với các triệu chứng như hết sốt nhưng trở nên lừ đừ, lạnh tay chân, vã mồ hôi, bứt rứt, nôn nhiều, đau bụng và chảy máu bất thường.

    Bệnh sốt xuất huyết có thể gây tử vong và gây thành dịch lớn, hiện chưa có vaccine phòng bệnh. Ðể phòng bệnh sốt xuất huyết, người dân cần loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thường xuyên thu gom, tiêu hủy các đồ phế thải chứa nước như lốp xe, chai lọ vỡ, vỏ đồ hộp, gáo dừa…

    Thường xuyên lau rửa chum vại, bể nước mưa, lọ hoa, úp ngược các vật dụng chứa nước không dùng đến như xô, chậu, chén bát, máng nước uống của gia súc, gia cầm. Tổ chức phun hóa chất diệt muỗi quy mô cộng đồng hoặc phun diệt muỗi trong nhà bằng các bình xịt muỗi cầm tay. Thả cá và các loài sinh vật ăn bọ gậy khác vào những nơi có bọ gậy, muỗi. 

    Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 5.200 trường hợp mắc sốt xuyết tại 38 tỉnh thành, trong đó có 3 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2014, số mắc tăng 27\%, số tử vong tăng 2 ca.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/muoi-tran-vao-nha-nguoi-dan-mien-tay-an-com-trong-mung-a86268.html
    Mưa nhiều, bệnh nhân bị sốt xuất huyết tăng mạnh

    Mưa nhiều, bệnh nhân bị sốt xuất huyết tăng mạnh

    Bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng nhanh chóng tại TP HCM khi từ cuối tháng 8 và đầu tháng 9 đến nay, trung bình mỗi tuần các bệnh viện trên địa bàn phải tiếp nhận từ 160 đến 190 ca nhập viện, tăng 20% so với các tháng trước. Điều đáng ngại hiện nay là thời tiết bắt đầu mưa nhiều khiến muỗi sinh sôi nảy nở và bệnh khó kiểm soát. (Theo VTC14)

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Mưa nhiều, bệnh nhân bị sốt xuất huyết tăng mạnh

    Mưa nhiều, bệnh nhân bị sốt xuất huyết tăng mạnh

    Bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng nhanh chóng tại TP HCM khi từ cuối tháng 8 và đầu tháng 9 đến nay, trung bình mỗi tuần các bệnh viện trên địa bàn phải tiếp nhận từ 160 đến 190 ca nhập viện, tăng 20% so với các tháng trước. Điều đáng ngại hiện nay là thời tiết bắt đầu mưa nhiều khiến muỗi sinh sôi nảy nở và bệnh khó kiểm soát. (Theo VTC14)

    Mùa cao điểm sốt xuất huyết tại Tp. HCM

    Mùa cao điểm sốt xuất huyết tại Tp. HCM

    Theo nhận định từ Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh, thời điểm bước vào đầu tháng Chín với những cơn mưa lớn liên tiếp nhiều ngày cũng là thời điểm bệnh sốt xuất huyết gia tăng.

    Báo động: Dịch sốt xuất huyết tái bùng phát

    Báo động: Dịch sốt xuất huyết tái bùng phát

    Thời tiết ẩm cộng với những cơn mưa dồn dập đang tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) sinh sôi. Tình trạng ca mắc SXH gia tăng nhanh chóng trong những tuần qua đang báo động một đợt dịch mới bùng phát.