+Aa-
    Zalo

    Mức phạt lỗi xe không chính chủ tăng gấp đôi kể từ 1/1/2020

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mức xử phạt tăng lên gấp đôi khi chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển hoặc được thừa kế

    Mức xử phạt tăng lên gấp đôi khi chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển hoặc được thừa kế.

    Infonet dẫn Nghị định số 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thay thế Nghị định số 46/2016 của Chính phủ vừa chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020 nêu rõ mức xử phạt tăng lên gấp đôi khi chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển hoặc được thừa kế.

    Cụ thể, theo quy định mới, các cá nhân có thể bị phạt từ 2 – 4 triệu đồng khi không làm thủ tục đăng ký sang tên các loại ô tô.  Hành vi này đối với với tổ chức sẽ bị phạt từ 4 – 8 triệu đồng. Mức xử phạt theo quy định mới tăng gấp đôi so với quy định trước đây.

    Mức phạt lỗi xe không chính chủ tăng gấp đôi từ năm 2020. Ảnh minh họa

    Tương tự,  đối với chủ xe máy, việc không làm thủ tục đăng ký sang tên xe có thể bị phạt từ 400 – 600.000 đồng (trước đây mức phạt là 100 – 200.000 đồng); Trường hợp chủ xe là tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng (trong khi trước đây bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng).

    Nghị định mới cũng nhấn mạnh, các phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tải sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện.

    Dân Việt cho biết thêm, thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện gồm các hồ sơ thủ tục như sau: Bản khai đăng ký sang tên, di chuyển xe có cam kết của người đang sử dụng xe, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đó thường trú;  Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe;  Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng; Giấy chứng nhận đăng ký xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe.

    Trong trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe thì hồ sơ đăng ký sang tên gồm: Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe có cam kết của người đang sử dụng xe, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đó thường trú; Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe;  Giấy chứng nhận đăng ký xe. Nếu mất giấy chứng nhận đăng ký xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe.

    Vũ Đậu(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/muc-phat-loi-xe-khong-chinh-chu-tang-gap-doi-ke-tu-112020-a307377.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Xe chính chủ chưa xử lý xong, phạt nguội có hiệu quả?

    Xe chính chủ chưa xử lý xong, phạt nguội có hiệu quả?

    (ĐSPL) - Sau khi có thông tin Bộ Giao thông Vận tải đặt hàng camera biết đọc biển số để thực hiện xử phạt nguội, địa phương được thí điểm đầu tiên là Khánh Hoà, dư luận được phen xôn xao với hàng loạt những câu hỏi xung quanh vấn đề này.