+Aa-
    Zalo

    Một văn bản trái luật, hàng vạn người ảnh hưởng!

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sau 10 năm, cả nước đã thực hiện kiểm tra hơn 3,6 triệu văn bản, phát hiện hơn 90 nghìn văn bản có dấu hiệu sai phạm và được xử lý ở các mức độ khác nhau.

    (ĐSPL) - Không riêng năm 2014, cũng theo thống kê của Bộ Tư pháp, sau 10 năm, trên cả nước đã thực hiện kiểm tra được hơn 3,6 triệu văn bản, phát hiện hơn 90 nghìn văn bản có dấu hiệu sai phạm và đã được xử lý ở các mức độ khác nhau. Điều này khiến dư luận hết sức quan tâm và lo ngại.

    Về thực trạng các địa phương ban hành những văn bản trái luật, trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, LS. Nguyễn Hoàng Lĩnh (đoàn Luật sư Hải Phòng) cho rằng: "Quản lý Nhà nước ở địa phương và hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự được đặt lên vị trí quan trọng nhất và thiếu việc kiểm tra giám sát đôn đốc của cấp trên dẫn đến việc văn bản pháp luật trái luật vẫn được ban hành".

    Theo LS. Lĩnh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc kiểm tra, thẩm định những dự thảo, những văn bản pháp luật trước khi được ban hành chưa tốt, chưa nghiêm, mang tính hình thức. Bên cạnh đó, còn có sự thiên lệch trong khi cân nhắc lợi ích cục bộ của cá nhân, của cơ quan thi hành công vụ và của cả xã hội. Điều đáng bàn là trình độ chuyên môn của những người làm văn bản pháp luật còn hạn chế, thậm chí còn rất yếu.

    "Trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội hồi tháng 6/2014 về tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường từng nhấn mạnh: "Hiến pháp 2013 đã đi vào cuộc sống mà vẫn ban hành sai thì không chấp nhận được".

    Điều đó cho thấy, luật ban hành đúng, phải thực hiện đúng luật. Văn bản của UBND cấp tỉnh, thành phố ban hành không được trái với Nghị định, Luật. Nếu ban hành VBQPPL sai thì phải "thổi còi".

    Những người ra văn bản sai, gây ảnh hưởng về mặt vật chất và tinh thần tới số đông người dân thì phải bị xem xét trách nhiệm, không thể bắt họ phải "gánh" hậu quả do "lỗi" của người ra văn bản", LS. Lĩnh nhấn mạnh.

    Nhìn nhận ở góc độ khác, một ĐBQH từng làm trong ngành kiểm sát cho rằng, sở Tư pháp địa phương là cơ quan giúp cho HĐND, UBND địa phương thẩm định ban hành VBQPPL. Nhưng thời gian vừa qua, chúng ta làm việc này chưa tốt nên rất nhiều địa phương, vì lợi ích cục bộ, vì lý do này khác đã ra hàng loạt văn bản nhằm thu hút lợi ích cho địa phương. Khi địa phương muốn ra văn bản đó thì cơ quan tư pháp tham mưu cũng không thể ngăn cản được. Nhiều khi tham gia góp ý họ không nghe, cứ ban hành thì chịu!

    Trong khi đó, trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, LS.Lê Đức Tiết, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn dân chủ và pháp luật (Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) nhận định: "Quy trình làm luật hiện nay còn nhiều bất cập, "sinh con trước, sinh cha sau". Đôi khi thời gian đòi hỏi thúc bách nhưng đây là biện pháp không tốt. Bởi vì đúng như Luật ban hành VBQPPL quy định: Luật xây dựng ra phải thi hành được ngay, không cần văn bản hướng dẫn".

    LS. Lê Đức Tiết, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn dân chủ và pháp luật (Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

    Theo quan điểm của LS. Tiết, ở các địa phương, chưa có cơ chế tiền kiểm hiệu quả đối với VBQPPL, cán bộ pháp chế kém năng lực. Những văn bản ban hành trái luật, thiếu hơi thở của cuộc sống và hậu quả là những tổn thất nghiêm trọng mà người dân phải gánh chịu.

    "Nếu không kịp thời ngăn chặn thì văn bản kiểu này sẽ càng nhiều, người dân sẽ "nhờn" luật. Khi bị thiệt hại, người dân có quyền khởi kiện nhưng toà án hành chính hiện nay chưa được đặt đúng vị trí, đúng tầm. Thế nên, người ta nói "con kiến mà kiện củ khoai" cũng là điều dễ hiểu", LS. Tiết nhấn mạnh.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mot-van-ban-trai-luat-hang-van-nguoi-anh-huong-a80881.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Các bước “hóa giải” việc ban hành văn bản trái pháp luật

    Các bước “hóa giải” việc ban hành văn bản trái pháp luật

    (ĐSPL)-Muốn có một hệ thống chuẩn chỉ, từ trên xuống dưới, theo đúng thuật ngữ văn bản quy phạm pháp luật thì chúng ta cần thận trọng xem xét ngay từ khi soạn thảo, sửa đổi, bổ sung các bộ, đạo luật cơ bản, lớn để người áp dụng không thể cố tình hoặc vô ý lợi dụng.