Chỉ vì mắc phải căn bệnh quái ác mà người phụ nữ xinh đẹp 34 tuổi bỗng trở thành bà lão già nua 24kg.
34 tuổi, đã từng là một phụ nữ xinh đẹp, thế nhưng chỉ vì mắc phải căn bệnh quái ác, mà chị Đinh Thị Nâu (dân tộc Ba Na, sinh năm 1983, ở làng Tà Điêk, xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) phải mang thân hình của một bà lão già nua 24 kg.
Giờ đây, hễ ai trông thấy chị đều cảm thấy xót xa, những người đã quen thân với chị, biết chị từ thời niên thiếu không khỏi đau lòng.
Chị Nâu thời còn chưa mắc bệnh. |
Theo Dân Trí, thời thanh niên, chị Nâu là ước mơ của bao chàng trai trong khu bởi ngoại hình xinh đẹp.
Như bao cô gái, chị Nâu lấy chồng sinh con. Nhưng rồi, hạnh phúc chẳng vẹn toàn khi cô con gái lên 2 tuổi thì cơ thể chị bắt đầu có những chuyển biến lạ. Lúc đầu, cơ thể chị Nâu bỗng nhiên sưng phồng, đỏ tấy. Kế đến là những chấm trắng nhỏ xuất hiện lốm đốm trên vùng da cổ.
Chị và gia đình cứ tưởng ăn trúng gì bị ngộ độc hoặc dị ứng nên mua thuốc về uống tạm. Trong một thời gian, những triệu chứng trên tạm thời lắng xuống.
Vào thời gian đầu bị bệnh, chị luôn thấy cơ thể mình mệt mỏi, không động chân, động tay vào việc gì. Chồng chị chưa hiểu sự tình nghĩ vợ lười, la mắng vì không giúp được gia đình công việc nương rẫy. Về sau, thấy vợ bệnh, mệt mỏi người chồng mới hiểu và không quát mắng.
Bệnh tình mỗi ngày thêm nặng, vợ chồng đi xuống thành phố khám. Bác sĩ kết luận chị bị bệnh xơ cứng bì toàn thể, rồi kê đơn thuốc. Tuy nhiên, mặc dù uống rất nhiều mà bệnh không đỡ.
Có bệnh vái tứ phương, gia đình chị Nâu đã thử hết cách từ thuốc men đến cúng bái nhưng vẫn không có tác dụng.
4 năm phát bệnh, cơ thể chị Đinh Thị Nâu sụt ký nghiêm trọng. Từ một người khoẻ mạnh bình thường hơn 42 kg sụt còn 24 kg. Ngày trẻ, mái tóc chị dài đen nhánh thì giờ chỉ còn lơ thơ vài cọng xơ xác. Gương mặt cũng đã biến dạng khá nhiều, những chiếc răng hàm trên chìa ra khiến chị không ngậm nổi miệng.
Sau khi mắc bệnh chị Nâu trở thành bà lão già nua. |
Cũng theo đó, Gia đình & Xã hội cho biết thêm, không chỉ trên gương mặt biến dạng, các bộ phận cơ thể của chị Nâu lúc này cũng không còn là của một người bình thường. Hai bàn tay teo tóp với những ngón tay co quắp. Móng tay, móng chân thường xuyên rỉ một loại mủ màu trắng đục tanh hôi. Chị gần như không giữ được dáng đi thăng bằng nữa. 34 tuổi nhưng đã phải nhờ đến cây gậy chống để đi lại.
Một trong những điều quý giá nhất mà chị Nâu có được là chồng chị, anh Đinh Văn Hứ đã chọn ở lại bên cạnh chị để chăm sóc, lo lắng cho vợ con. Đến giờ, mong ước lớn nhất của chị là chỉ mong được sống lâu ngày nào với con thì tốt ngày đó.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên mắc chứng bệnh lạ khiến cơ thể lão hóa. Trước đó, ở Việt Nam đã xuất hiện khá nhiều trường hợp tương tự.
Chị Phượng trước và sau khi hóa thành bà lõa. Ảnh: Vietnamnet |
Như trường hợp chị Nguyễn Thị Phượng (30 tuổi ngụ huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) đã qua đời cách đây 2 năm sau nhiều năm mắc phải căn bệnh lạ khiến gương mặt biến đổi như bà lão 80 tuổi. Hay như chị Thạch Thị Tha Ri (29 tuổi, ngụ tại Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) khi đang mang thai đứa con thứ hai, thấy vùng da mặt bị sần, ngứa, căng cứng, sưng, nóng, toàn thân nổi những mụn đỏ li ti, ngứa, chị tự mua thuốc để bôi. Sau khi sử dụng 4-5 tuýp thuốc, chị Tha Ri hết ngứa nhưng khuôn mặt bị biến dạng như bà lão 70. Chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (30 tuổi, trú tổ 4, khối Thanh Nam, phường Cẩm Châu, TP Hội An, Quảng Nam) có dấu hiệu mắc bệnh lão hóa từ khi lên 10 tuổi. Ở Quảng Nam, chị Nguyễn Thị Như Ý (thôn Na Kham, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn) tuy mới 29 tuổi nhưng khuôn mặt không khác những người phụ nữ ngoài 50.
Chia sẻ với Dân Trí, tiến sĩ Vũ Tuấn Anh, Phó giám đốc phụ trách Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa, cho biết, chứng bệnh chị mắc phải là xơ cứng bì. Đây là bệnh tự miễn, cơ thể tự tạo các kháng thể chống lại chính cơ thể của người bệnh. Bệnh có 2 loại: xơ cứng bì khu trú (mắc bệnh ở một số vị trí) và xơ cứng bì toàn thể - thể bệnh rất nặng, tổn thương trên da toàn thân và các cơ quan nội tạng. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, mà chỉ có thể dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch điều trị lâu dài, điều trị tấn công trong những đợt nặng và điều trị duy trì khi nhẹ, giảm đau đớn cho bệnh nhân. |
Tổng hợp