+Aa-
    Zalo

    Mong muốn của cử tri Pháp thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống 2022

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Dù ông Emmanuel Macron đã giành chiến thắng và tái đắc cử thêm nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 nhưng các cử tri Pháp vẫn đang khao khát một sự thay đổi triệt để.

    Trong vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống Pháp diễn ra vào ngày 24/4 (giờ địa phương), ông Emmanuel Macron đã đánh bại đối thủ cực hữu Marine Le Pen với tỷ lệ 58,8% số phiếu so với 41,2%. 

    Trong khi hầu hết những nhà phân tích chính trị đều dự đoán một chiến thắng sít sao của ông Macron, nhiều người ở Pháp lại thực sự cảm thấy lo ngại bởi tư tưởng cựu hữu của bà Le Pen và đã dành lá phiếu cho Tổng thống Macron. Được biết, trước khi cuộc bầu cử diễn ra, khả năng đắc cử tổng thống của bà Le Pen được dự đoán là cao hơn bao giờ hết.

    Mong mỏi sự thay đổi triệt để

    Điều này đã phần nào phản ánh những mong muốn của cử tri Pháp trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay. Hiện tại,  Pháp vẫn là một quốc gia ổn định, ôn hòa, "ổn định khi tiến lên" với các giá trị bao trùm. Trong 5 năm nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Macron không đưa ra những thay đổi đáng kể nào đối với đất nước. 

    Và điều này, nghịch lý thay, có thể trở thành một vấn đề lớn bởi vì kết quả bầu cử năm 2022 đã cho thấy rõ ràng rằng người Pháp đang tìm kiếm những thay đổi căn bản và muốn giải quyết các mối quan tâm của họ. Trong suốt chiến dịch tranh cử của các ứng viên, chi phí sinh hoạt tăng, lạm phát, lương thấp, môi trường, luật pháp và trật tự, và nhập cư đều là những vấn đề "nhức nhối" được các cử tri quan tâm. 

    screen shot 2022 04 25 at 141318
    Những mong muốn của cử tri Pháp đã được thể hiện rõ ràng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2022. Ảnh: AP 

    Trái ngược với cuộc bầu cử tổng thống năm 2017, khi hầu hết cử tri vẫn ủng hộ các đảng chính thống truyền thống, năm nay, phần lớn những người đã bỏ phiếu ủng hộ các đảng thúc đẩy những sự thay đổi cấp tiến từ ở cả cực tả và cực hữu. 

    Chưa bao giờ trong lịch sử của nền Cộng hòa thứ năm của Pháp, các đảng đó lại có tổng số phiếu bầu nhiều hơn các đảng ôn hòa của cánh tả, trung tâm và cánh hữu.

    Điều này có nghĩa là mặc dù được bầu lại phần nào do hệ thống bỏ phiếu "người chiến thắng nhận được tất cả" của Pháp, Tổng thống Macron đang phải đối mặt với một thách thức thực sự nếu ông muốn rơi vào tình trạng bất ổn xã hội lớn, như trường hợp của năm 2018-19 với phong trào "Áo khoác vàng" bạo lực.

    Nhiều việc làm hơn 

    Trong khi ông Macron liên tục lặp lại rằng ông không phải từ cánh tả cũng không phải từ cánh hữu, chương trình kinh tế trong chiến dịch tranh cử của ông vẫn được liên đoàn các nhà tuyển dụng lớn của Pháp, MEDEF, ưa thích.

    Cụ thể, một phần trong chương trình kinh tế của ông nêu, trong những tháng tới, ông chủ Điện Elysée một lần nữa muốn cải cách hệ thống lương hưu hào phóng của Pháp để khiến người Pháp làm việc lâu hơn, để chế độ hưu trí hiện tại có thể tồn tại.

    Ông cũng muốn đề xuất một số điều kiện cho 2 triệu người Pháp, những người thuộc diện trợ cấp xã hội thấp nhất có thể. Trong đó, họ sẽ cần thực hiện 15 đến 20 giờ làm việc hoặc đào tạo để đổi lấy số tiền họ được nhận. 

    Tổng thống Macron cũng đã cam kết tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài thông qua chương trình "chọn nước Pháp", đồng thời hỗ trợ các công ty khởi nghiệp.

    Duy trì phúc lợi xã hội

    Tổng thống Macron cho biết ông vẫn mong muốn tạo điều kiện cho việc tiếp cận các nguồn phúc lợi xã hội tại Pháp trở nên dễ dàng hơn. Thay vì phải đăng ký một chương trình cụ thể, khoản tiền phúc lợi sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản ngân hàng của những người đủ điều kiện. 

    Hiện nay, các chương trình hỗ trợ xã hội tại Pháp vẫn còn nhiều thủ tục phức tạp. Bởi vậy người dân nước này mong muốn hàng trăm người đang phải đấu tranh để xin hỗ trợ tại Pháp sẽ có những điều kiện tốt hơn theo các đề xuất của ông chủ Điện Elysée.

    Đất nước "xanh"

    Để thu hút sự ủng hộ của các cử tri "xanh", Tổng thống Macron đã cam kết tiếp tục trợ cấp cho các chương trình cách nhiệt trên toàn quốc, cải tạo 700.000 ngôi nhà, bảo vệ đa dạng sinh học và tạo điều kiệncho một ngành nông nghiệp xanh hơn. Đây được đánh giá là một chương trình đầy tham vọng so với nhiệm kỳ đầu tiên mang lại nhiều kết quả khác nhau về các chính sách xanh và biến đổi khí hậu của ông. 

    Ông Macron cũng đã hứa sẽ kéo gia tăng thời hạn hoạt động của hầu hết các nhà máy điện hạt nhân và bắt đầu xây dựng 6 nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới. Ở Pháp, hầu hết người dân coi năng lượng hạt nhân là năng lượng xanh, bởi nó tạo ra lượng khí thải carbon tối thiểu.

    Điều này cũng sẽ cung cấp cho Pháp một mức độ độc lập về năng lượng, kéo theo đó là độc lập về ngoại giao, hơn nhiều so với các nước láng giềng châu Âu.

    Thắng lợi của ông Macron có ý nghĩa thế nào với châu Âu?

    Việc ông Macron tái đắc cử được nhận định là một "điềm lành" với Brussels và các thể chế châu Âu. Với Brexit và sự rời đi của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel, Pháp đang đóng một vai trò ngày càng lớn trong các vấn đề châu Âu và Paris có nhiều cơ hội thổi luồng sinh khí mới vào EU.

    screen shot 2022 04 25 at 141311
    Thắng lợi của ông Macron được đánh giá là "điềm lành" đối với Liên minh châu Âu. Ảnh: AP 

    Tổng thống Macron là một người châu Âu tận tụy và muốn xây dựng một Liên minh châu Âu vững mạnh và độc lập hơn. Việc Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine chắc chắn đã đưa ra lời cảnh tỉnh cho các nhà lãnh đạo châu Âu.

    Trước đây, nhiều nước phụ thuộc vào Mỹ để đảm bảo khả năng phòng thủ của châu Âu, trong khi những người khác trông đợi vào Nga để hợp tác, hoặc nhờ Pháp trong các hoạt động gìn giữ hòa bình.

    Bối cảnh đó hiện đang thay đổi hoàn toàn và cách tiếp cận truyền thống của Pháp đối với chủ quyền tối cao trong phòng thủ (với tư cách là quốc gia châu Âu duy nhất có khả năng tấn công) đột nhiên trở nên khá "hấp dẫn" đối với các quốc gia châu Âu khác.

    Một điểm nhấn trong chương trình nghị sự của ông Macron đối với châu Âu là gia tăng sự hợp tác giữa các quốc gia EU. Ông ấy muốn đảm bảo "quyền tự chủ chiến lược" của châu Âu, có thể là quân sự, năng lượng, kinh tế và chính trị.

    Điều này sẽ không làm hài lòng cả Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, nó có thể mang lại không gian cho Washington, những người đang rất muốn tập trung vào Thái Bình Dương.

    Mục tiêu châu Âu của ông Macron có thể sẽ nhận được ủng hộ bởi các quốc gia Baltic, những người luôn lo lắng cho sự tồn tại của họ, bởi các quốc gia Đông Âu hiện hiểu rằng bất cứ điều gì có thể xảy ra với Tổng thống Nga Vladimir Putin, và ngay cả bởi những người Đức đang cân nhắc về chính sách đối ngoại rụt rè trước đây của họ.

    Năm năm tới sẽ là nhiệm kỳ khó khăn nhất của Tổng thống Macron, có thể là ở phạm vi quốc gia và quốc tế. Để thành công, ông sẽ cần phải giữ cho các đảng cấp tiến hoạt động ở Pháp, đẩy nhanh các biện pháp về biến đổi khí hậu và hướng EU hướng tới một tương lai mạnh mẽ hơn, độc lập hơn.

    Minh Hạnh(Theo The Conversation)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mong-muon-cua-cu-tri-phap-the-hien-trong-cuoc-bau-cu-tong-thong-2022-a535296.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan