Chọn chế độ hoạt động phù hợp
Quạt điện thông thường được thiết kế từ 2 - 5 mức điều chỉnh tốc độ gió, có nghĩa là ở mức gió cao nhất thì quạt điện sẽ phải hoạt động hết công suất và tiêu thụ điện năng nhiều hơn.
Tuy nhiên, việc sử dụng quạt ở tốc độ gió cao nhất chưa chắc mang lại hiệu quả làm mát tối ưu, thay vào đó sẽ tạo ra luồng gió mạnh, khiến quạt hút đẩy không khí nóng nhanh và tạo cảm giác hanh khô, oi bức hơn.
Do đó, để mang lại hiệu quả làm mát và góp phần tiết kiệm điện năng, nhất là vào mùa nắng nóng, bạn hãy chọn chế độ quạt phù hợp với nhu cầu sử dụng, chỉ nên chọn mức gió trung bình.
Nếu phòng bạn có cửa sổ và sử dụng quạt vào buổi tối, thì hãy chọn chế độ quạt ở mức nhỏ. Điều này vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe, vừa góp phần lưu thông gió trong căn phòng và tránh cho cơ thể bị lạnh vào buổi đêm.
Lựa chọn vị trí đặt quạt hợp lý
Chọn vị trí đặt quạt phù hợp vừa góp phần tiết kiệm điện, lại mang lại hiệu quả làm mát. Thực tế, quạt sẽ hỗ trợ không khí bên trong căn phòng được lưu thông tốt hơn và làm giảm đáng kể cảm giác oi bức cho người dùng.
Vì vậy bạn hãy ưu tiên đặt quạt sao cho có hướng gió thổi ra ở vị trí mà không khí dễ lưu thông như: cửa ra vào, cửa sổ, giếng trời,… để luồng khí nóng trong phòng được đẩy ra ngoài, tạo cảm giác mát dễ chịu cho gia đình khi ở trong phòng.Không nên để quạt đứng yên một chỗ khi sử dụng
Quạt chủ yếu chỉ dùng để điều tiết khí lưu trong phòng, qua đó gián tiếp làm mát. Do đó, bạn không nên để quạt thổi lâu vào một vị trí cố định trên cơ thể nhất là đối với người già và trẻ nhỏ vì rất dễ gây cảm lạnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ngoài chọn vị trí đặt quạt, hướng quạt phù hợp, bạn nên ưu tiên mẫu mã có chế độ quạt đảo chiều, giúp khuếch tán luồng gió mát đều hơn, góp phần tạo không gian thoáng đãng và thoải mái cho những ngày trời nắng nóng.
Không hướng trực tiếp luồng gió quạt vào người
Việc hướng quạt thổi trực tiếp vào người với luồng gió quá gần cùng tốc độ gió quá lớn có thể làm cho mồ hôi bốc hơi nhanh, nhiệt độ ngoài da giảm xuống rõ rệt.
Còn phần cơ thể không có gió thổi vào, mồ hôi bốc hơi chậm, nhiệt độ ngoài da tương đối cao, mạch máu da giãn rộng, khiến cho luồng khí lạnh xâm nhập vào cơ thể và dễ gây ra tình trạng sốc nhiệt và bị cảm.
Để đảm bảo an toàn, bạn có thể chọn tốc độ gió nhỏ nhất, ngồi cách xa quạt với khoảng cách hợp lý và tránh thổi trực tiếp vào người. Bên cạnh đó, việc sử dụng điều hòa có chế độ quạt gió thổi dễ chịu cũng là một lựa chọn lý tưởng vào mùa nóng.
Nên hẹn giờ sử dụng quạt
Thói quen sử dụng quạt điện nhiều giờ đồng hồ không tắt chính là một trong những nguyên nhân chính gây mắc bệnh.
Do đó, chỉ nên sử dụng quạt từ 1 đến 2 giờ vào ban đêm. Để làm được điều này, hãy chọn mua những chiếc quạt có
chế độ hẹn giờ.Đối với những phòng thoáng gió, nhiều cửa sổ hoặc khe hở thì nên để số nhỏ nhất.
Không ngồi vào quạt khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi
Vào những ngày trời nắng nóng, không ít người cho quạt thổi trực tiếp vào người sau khi vận động hoặc cơ thể đang ra nhiều mồ hôi. Điều này làm cho mồ hôi bốc hơi nhanh và nhiệt độ giảm xuống rõ rệt mà cơ thể không kịp thích nghi, dẫn đến tình trạng đau đầu, nhức mỏi.
Không những vậy, đây cũng là thời cơ mà các vi khuẩn và mầm bệnh khác có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, từ đó dễ gây hại cho sức khỏe nhiều hơn.
Tắt quạt, rút phích cắm khi không sử dụng
Việc tắt quạt và rút phích cắm khi không dùng giúp tiết kiệm điện tối ưu và hạn chế tối đa tình trạng chập điện, cháy quạt. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn mua những loại quạt có chế độ hẹn giờ tắt tránh trường hợp hay quên.
Một số người dùng thường lầm tưởng chỉ cần tắt quạt không cần rút phích cắm thì đã tiết kiệm điện. Tuy nhiên, nếu chưa rút phích thì dây cắm vẫn tiếp điện chờ cho quạt dù thiết bị không hoạt động, gây lãng phí điện mà có thể bạn không ngờ đến.
Bảo trì và vệ sinh quạt thường xuyên
Quạt sau khoảng thời gian hoạt động sẽ bám đầy bụi, vì thế bạn nên có thói quen vệ sinh quạt khoảng 1 - 2 tháng/lần, tùy theo tần suất sử dụng để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà khi dùng.
Ngoài ra, việc bảo trì và bôi trơn động cơ quạt cũng rất quan trọng vì có thể tăng cường, duy trì khả năng làm mát của quạt điện cũng như giảm thiểu tình trạng bị rò rỉ điện và các mối nguy hiểm cho người dùng.
Hơn nữa, nếu có điều kiện thì sau khoảng 6 năm hoặc khi quạt có dấu hiệu hư hỏng nặng thì bạn nên thay mới chiếc quạt điện cũ. Từ đó, đảm bảo được hiệu quả làm mát và khả năng tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng thiết bị.