+Aa-
    Zalo

    Mẹo dùng tủ lạnh hiệu quả, vệ sinh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tủ lạnh là đồ điện gia dụng phổ biến trong mỗi gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng nó sao cho có hiệu quả nhất.

    Tủ lạnh là đồ điện gia dụng phổ biến trong mỗi gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng nó sao cho có hiệu quả nhất.

    1. Những nguyên tắc hữu ích

    Cho thức ăn vào các hộp chuyên dụng

    Bảo quản thức ăn trong các hộp giúp cho các loại mùi thức ăn không bị ám vào nhau. Nếu là rau củ, hay các loại bánh, việc cho vào hộp khiến bề mặt thực phẩm không mất nước, bị khô mà vẫn giữ được sự mềm mại. Đồng thời, bạn cũng sẽ dễ đánh dấu, sắp xếp chúng hơn sau này.

    Phân loại thực phẩm theo thời gian

    Hãy phân loại thức ăn theo thời gian. Những thức ăn có hạn sử dụng hết trước nên được bỏ ra phía cửa tủ, để bạn không bị quên và lỡ mất hạn sử dụng, gây lãng phí thực phẩm.

    Dán nhãn riêng cho các thức ăn khác nhau

    Nhãn thức ăn có thể là tên loại thức ăn, cách chế biến ngon hoặc thậm chí là ngày hết hạn. Ghi nhãn thức ăn sẽ giúp bạn dễ phân loại, sắp xếp và sử dụng thực phẩm hơn.

    Thường xuyên dọn dẹp tủ

    Dọn dẹp tủ lạnh ít nhất 1 lần trong mỗi tuần để đảm bảo sự sạch sẽ và gọn gàng của tủ. Điều này sẽ hạn chế vi khuẩn cũng như mùi hôi phát sinh bên trong tủ, giúp thực phẩm được bảo vệ tốt hơn.

    Điều chỉnh nhiệt độ lạnh thích hợp

    Nếu bạn để rau quả trong hộc tủ mà lúc lấy ra thấy lá bị táp chín thì có nghĩa nhiệt độ tủ lạnh quá thấp, cần nâng cao nhiệt độ tủ lạnh trong ngăn mát lên. Mùa đông ta nên để rơ le nhiệt độ số 1 (nhỏ nhất), mùa hè hãy để số 4 hoặc 5 để đảm bảo nhiệt độ bên trong tủ luôn ở chế độ lí tưởng để bảo quản thực phẩm.

    Việc thay đổi nhiệt độ cho tủ lạnh giúp bạn tiết kiệm được điện và không bị hỏng đồ ăn do quá lạnh hoặc quá nóng.

    Rã đông ở nhiệt độ thường

    Việc bảo quản thực phẩm trong ngăn đông có thể giữ thức ăn lâu hơn từ vài tuần đến vài tháng thậm chí cả năm. Để tránh hao hụt giá trị dinh dưỡng của thực phẩm bạn nên bọc kĩ bằng túi ni-lông hoặc bỏ vào hộp kín trước khi để kết đông. Khi mang ra sử dụng, không nên rã đông bằng cách ngâm vào nước nóng hoặc cho vào lò vi sóng vì như thế sẽ làm giảm dinh dưỡng, chất lượng cũng như hương vị sản phẩm. Bạn nên để ra ngoài nhiệt độ bình thường để thực phẩm rã đông dần hoặc khi có kế hoạch nấu món nào thì cho đồ chế biến xuống ngăn mát từ tối hôm trước hoặc từ buổi sáng.

    2. Thực phẩm không nên cho vào tủ lạnh

    Những thực phẩm dễ lên mầm:

    Những thực phẩm có khả năng lên mầm nhanh như hành, tỏi, khoai tây,… thì các bạn không nên cho vào tủ lạnh. Chúng sẽ dễ mọc mầm và tạo ra các hợp chất gây độc cho bạn. Riêng đối với tỏi, chúng còn ám mùi khó chịu cho các thực phẩm khác.

    Hạt và bột cà phê:

    Cho cà phê vào tủ lạnh, nhiệt độ sẽ làm cho nó mất đi hương vị và các hợp chất tạo nên mùi thơm quyến rũ của riêng mình. Đồng thời, chúng cũng sẽ làm mất đi mùi của các thực phẩm khác nữa. Tuy nhiên, nếu bạn muốn khử mùi hôi tủ lạnh thì có thể bỏ một chút bột hoặc bả cà phê vào tủ.

    Cà chua và trái bơ:

    Cà chua hay bơ đều là những loại trái cây không phù hợp với nhiệt độ trong tủ lạnh. Bạn nên bảo quản nó ở bên ngoài, tại những nơi thoáng mát và tránh ánh sáng mặt trời để đạt được nhiệt độ phù hợp nhất có thể.

    Chuối hay các loại trái cây còn xanh

    Cho chuối xanh vào tủ lạnh, chuối sẽ rất khó chín và còn bị nhũn gây hỏng đi. Hãy đợi đến khi chuối chín rồi, nếu bạn muốn ăn chuối lạnh thì cho nó vào tủ và bảo quản. Các loại trái cây khác như đu đủ, xoài cũng tương tự.

    Minh Minh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/meo-dung-tu-lanh-hieu-qua-ve-sinh-a226906.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan