+Aa-
    Zalo

    Mẹo dùng đồ gia dụng tiết kiệm để hè này không "đau đầu" khi thấy hóa đơn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Khi dùng những thiết bị gia dụng trong gia đình, chúng ta thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến nguy hiểm và tốn tiền điện.

    Khi dùng những thiết bị gia dụng trong gia đình, chúng ta thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến nguy hiểm và tốn tiền điện. Sửa bỏ những sai lầm này sẽ giúp gia đình tiết kiệm hơn.

    Bàn là

    Việc thường xuyên sử dụng nước máy khi dùng bàn là sẽ khiến cho bàn là của bạn xuất hiện cặn thế nên bạn nên dùng nước lọc. Nước lọc chứa ít muối hơn so với nước máy nên sẽ ít gây hại cho mặt sắt của bàn là hơn.

    Sau khi là xong, việc để nước lưu trên mặt bàn là sẽ khiến cho bàn là bị ăn mòn và có thể khiến quần áo bạn bị bẩn khi sử dụng bàn là. Hơn nữa nếu bị rò rỉ nước dính vào dây dẫn thì bàn là có thể bị đoản mạch.

    Máy tính

    Nhiều người có thói quen sử dụng máy tính bàn hay laptop luôn cắm điện, cắm sạc ngay cả khi không sử dụng đến chúng. Việc cắm điện sạc liên tục như vậy đã khiến máy tính và laptop sẽ tiêu hao điện khá khủng, tính trung bình trong thời gian chờ, laptop vẫn ngốn đến 96W điện mỗi ngày.

    So với ở chế độ chờ thì laptop cũng sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 chi phí điện so với bình thường, vậy nên hãy rút phích cắm khỏi nguồn điện, chỉ cắm sạc khi máy thật sự hết pin.

    Tivi

    Mặc dù đã thực hiện tắt tivi mà không sử dụng đến chúng suốt cả ngày, nhưng dù đã tắt nhưng không ngắt nguồn điện tivi thì tivi vẫn ngốn 24W mỗi ngày. Điều nữa là khi không ngắt nguồn điện của tivi, nhiều chi tiết bộ phận trong tivi vẫn phải hoạt động, gây hao mòn và khiến tivi nhanh hỏng hơn.

    Điều hòa

    Nhiều người cho rằng mở cửa sổ với nguồn điện xoay chiều khi điều hòa đang bật sẽ khiến cho phòng mát nhanh hơn. Tuy nhiên điều này lại khiến cho AC của điều hòa dễ bị hỏng khi phải xử lý nhiều luồng khí nóng do đó làm chậm quá trình làm mát của điều hòa.

    Vệ sinh và thay bộ lọc thường xuyên cũng giúp cho AC của điều hòa nhà bạn hoạt động tốt hơn và giảm lượng bụi trong không khí.

    Bình nóng lạnh

    Bạn cứ nghĩ rơ le nhiệt trong bình nóng lạnh sẽ có chế độ tự động ngắt, bật khi nước đủ nóng hay nhiệt độ nước trong bình xuống thấp. Cho nên bạn cứ vô tư cắm điện cho bình suốt 24/24, nhưng bạn đã tạo điều kiện cho bình nhanh hỏng vì phải hoạt động nhiều dễ quá tải gây cháy nổ.

    Hành động này cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bình nóng lạnh bị rò rỉ điện. Lời khuyên của các chuyên gia là chỉ nên bật bình nóng lạnh trong vòng 10- 20 phút và phải tắt nguồn điện trước khi sử dụng.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/meo-dung-do-gia-dung-tiet-kiem-de-he-nay-khong-dau-dau-khi-thay-hoa-don-a360029.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan