+Aa-
    Zalo

    Mẹ thức khuya ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mất ngủ dường như là nỗi ám ảnh mà nhiều bà bầu gặp phải. Tình trạng này không chỉ gây nguy hiểm cho mẹ mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi.

    Mất ngủ dường như là nỗi ám ảnh mà nhiều bà bầu gặp phải. Tình trạng này không chỉ gây nguy hiểm cho mẹ mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi.

    Mất ngủ là nỗi ám ảnh của nhiều bà bầu - Ảnh: Minh họa

    Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ

    Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ của bà bầu là do khi mang thai cơ thể có một loạt thay đổi, đặc biệt là sự phát triển của thai nhi làm bạn khó tìm ra một tư thế ngủ phù hợp.

    Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng góp phần gây ra hiện tượng mất ngủ của bà bầu:

    - Dậy nhiều lần trong đêm: Do dạ con phát triển chèn ép lên bàng quang, hơn nữa thận phải tăng thêm 30 - 50% công suất nên bạn phải dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm, gây mất ngủ.

    - Đau lưng, xương hông và chân: Em bé lớn lên khiến khối lượng cơ thể mẹ tăng nhanh, từ đó cột sống và chân bạn chịu thêm "tải trọng".

    - Do thay đổi nội tiết trong cơ thể người mẹ.

    - Bị ợ hơi và táo bón: Do dạ con phát triển đẩy dạ dày lên trên, thức ăn bị giữ lại lâu hơn nên làm bạn bị ợ hơi và táo bón.

    - Ốm nghén trong thai kỳ: Những khó chịu trong giai đoạn đầu thai kỳ như buồn nôn, sợ mùi vị, mệt mỏi,… cũng làm bạn mất ngủ.

    - Khó thở: Trong quá trình mang thai hormone thay đổi nên việc hít thở của bạn vì thế cũng trở nên khó khăn hơn.

    - Bị chuột rút: Càng về cuối thai kỳ, những cơn co cơ, chuột rút ngày càng xuất hiện nhiều về đêm khiến bạn đau điếng và tỉnh dậy giữa đêm.

    - Bé đạp mẹ: Vì bé nằm trong bụng tối nên không có khái niệm ngày hay đêm. Bé xoay chuyển, nhào lộn và đạp tứ tung trong bụng mẹ bất kể lúc nào nên cũng làm mẹ mất ngủ.

    Mất ngủ không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi mà còn làm ảnh hưởng tới thai nhi - Ảnh: Minh họa

    Thai nhi bị ảnh hưởng như thế nào nếu thai phụ thức quá khuya?

    - Con sinh ra thiếu máu

    Từ 23h đến 3h là quãng thời gian thuận lợi cho sự tạo máu trong cơ thể. Nếu thai phụ ngủ muộn thì vô tình sẽ làm lãng phí đi quá trình tạo máu tự nhiên và điều này không tốt đối với sức khỏe của thai nhi trong bụng.

    - Con sinh ra bị chậm phát triển

    Thức khuya sẽ phá vỡ nhịp điệu đồng hồ sinh học, gây rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên. Do đó, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. 

    - Trẻ sinh ra hay quấy khóc

    Mẹ thiếu ngủ, mệt mỏi cũng sẽ ảnh hưởng tới đứa trẻ trong bụng. Theo đó, trẻ sinh ra luôn tức giận, hay khóc và thường tỏ ra khó chịu.

    Những thói quen giúp thai phụ ngủ ngon

    - Tạo thói quen thức, ngủ đúng giờ.

    - Đi vệ sinh trước khi đi ngủ.

    - Tránh dùng các chất kích thích.

    - Sử dụng những liệu pháp êm dịu cổ truyền: Xoa bóp, bấm huyệt, ngâm chân bằng nước ấm,…

    - Bỏ qua những căng thẳng, suy nghĩ trước khi ngủ.

    - Khi lên giường thì chỉ để ngủ mà không nên làm gì khác (như đọc sách, xem phim,…)

    - Chăn màn sạch sẽ, ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè.

    - Nghĩ tới giấc ngủ một cách nhẹ nhàng và bình yên, đừng ám ảnh là mình sẽ không ngủ được.

    Còn nếu những cách trên vẫn không giúp bạn khắc phụ được chứng mặt ngủ thì hãy đến gặp bác sĩ đễ nhận được sự tư vấn thích hợp.

    Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài và không khắc phục được thì hãy đến gặp bác sĩ để nhận được tư vấn thích hợp.

    Quỳnh Chi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/me-thuc-khuya-anh-huong-nhu-the-nao-toi-thai-nhi-a285790.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan