+Aa-
    Zalo

    Máy bay tàng hình Mỹ “lộ nguyên hình” trước radar Nga

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Không có loại máy bay nào vô hình. Máy bay tàng hình Mỹ có hình thù kỳ quái và chi phí khổng lồ vẫn “lộ nguyên hình” trước radar Nga.

    Không có loại máy bay nào vô hình. Máy bay tàng hình Mỹ có hình thù kỳ quái và chi phí khổng lồ vẫn “lộ nguyên hình” trước radar Nga.
    Cả thế giới đều biết công nghệ tàng hình đã được sử dụng trong chiến dịch "Bão táp Sa mạc". Liên tục trong 6 tuần, máy bay cường kích F-117 của Mỹ dội bom thủ đô Baghdad. Đêm nào cũng vậy, máy bay Mỹ nhẹ nhàng vượt qua mọi hàng rào phòng không Iraq, không kích các mục tiêu cần thiết rồi trở về căn cứ an toàn.
    Máy bay tàng hình Mỹ “lộ nguyên hình” trước radar Nga

    Máy bay tàng hình F-117 Night Hawk

    Phó Tư lệnh Không quân Mỹ John Welch lưu ý: "Công nghệ tàng hình đưa chúng ta trở lại với nguyên tắc ‘bất ngờ’ cơ bản của chiến tranh". Trong một thời gian dài, F-117 nổi tiếng không kém gì các thương hiệu Cadillac hay Coca-Cola của Mỹ.
    Cái giá của tàng hình
    Các chuyên gia không sử dụng thuật ngữ "vô hình" trong việc ứng dụng công nghệ tàng hình. Không thể sử dụng các phương tiện hiện đại để biến máy bay hay tên lửa thành vô hình. Chỉ có thể giảm khả năng phát hiện các phương tiện này trên màn hình radar. Đây chính là “gót chân Asin” đầu tiên của máy bay tàng hình: chúng vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường của những người sử dụng các hệ thống phòng không vác vai (MANPAD). Và tên lửa của hệ thống này, trang bị đầu dẫn đường bằng sóng vô tuyến, vẫn có thể "thấy" máy bay. MANPAD hiện đại sử dụng kết hợp cả công nghệ quang học, hồng ngoại, laser và ở đây công nghệ tàng hình bị vô hiệu hóa. Một yếu tố khác là bắn hạ máy bay địch khi nó đang bay tới, chứ không phải khi nó đã bay trên đầu.
     Dành cho mục đích này có các rađa cảnh báo sớm. Nếu không tính tới hệ thống phòng thủ tên lửa, radar tầm trung của Mỹ có thể phát hiện máy bay ở khoảng cách 300 km. Công nghệ tàng hình có thể giảm bớt khoảng cách phát hiện này song với cái giá như thế nào?
    Để phát tán sóng radar, các góc cạnh trên máy bay được uốn phẳng. Thiết kế này gọi là facet. Tại đây, người ta thay kim loại bằng vật liệu cácbon và sử dụng vật liệu có thể hấp thụ sóng vô tuyến. Để giấu các máy nén của động cơ - một trong những chi tiết kim loại dễ phát hiện nhất trên máy bay - trước các máy nén này, người ta đặt các thiết bị khuếch tán đặc biệt.
    Các mũi phẳng tạo ra dải lửa dài để giảm khả năng nhận biết trong dải hồng ngoại. Để tàng hình tốt hơn cho dòng khí động học, người ta bổ sung thêm các ống hút khí làm mát. Đuôi máy bay thông thường được thay thế bằng đuôi "bướm" hình chữ V để radar khó phát hiện. Ngay cả tựa ghế ngồi phi công cũng được gấp nếp để tản sóng radar.
    Kết quả là ta có chiếc máy bay tàng hình với các tính năng chiến đấu không cao. Nó không thể mang nhiều vũ khí vì mọi vũ khí phải được giấu trong thân. Tốc độ và tầm hoạt động của máy bay bị hạn chế. Rốt cục, phải rất thận trọng khi sử dụng radar trên máy bay vì đây là nguồn phát sóng dễ bị phát hiện.
    Máy bay tàng hình Mỹ “lộ nguyên hình” trước radar Nga

    Máy bay ném bom B-2 Spirit của Mỹ là máy bay đắt nhất trong lịch sử, mỗi chiếc có giá hơn 1,5 tỷ USD và vẫn có thể  bị bắn hạ.

    Máy bay tàng hình vẫn còn 2 yếu điểm là giá thành cao. Máy bay ném bom B-2 Spirit của Mỹ là máy bay đắt nhất trong lịch sử, mỗi chiếc có giá hơn 1,5 tỷ USD và vẫn bị bắn hạ.
    Hạ gục tàng hình
    Ngày 27/3/1999, trong cuộc chiến tại Nam Tư, máy bay tàng hình F-117 Night Hawk của Không quân Mỹ đã bị hệ thống tên lửa phòng không cũ kỹ S-125 Pechora hạ gục.
    Máy bay tàng hình Mỹ “lộ nguyên hình” trước radar Nga
    Hệ thống tên lửa phòng không S-125 Pechora
    Quả tên lửa 5V27D đầu tiên, xuất xưởng tại nhà máy Kirov, đã xé rách cánh máy bay chiến đấu Mỹ, quả tên lửa thứ 2 bắn trúng thân. Phi công Dale Zelko nhảy dù, trốn trong rừng và vài giờ sau được trực thăng cùng lính đặc nhiệm Mỹ giải cứu.
    Chỉ huy nhóm xác định mục tiêu của hệ thống S-125, Dragan Matic, kể: "Ngày 24/3, chúng tôi rời căn cứ và di chuyển tới ngoại ô Belgrad, ở làng Shimanovtsy. Ba ngày trôi qua tương đối yên tĩnh... Mục tiêu đặt ra là không rơi vào tầm phát hiện của radar AWACS đồng hành cùng các máy bay NATO. Chiều 27/3, cả đội chúng tôi bắt đầu trực chiến. Đồng nghiệp phụ trách giám sát phát hiện có tín hiệu mạnh trên màn hình - nguồn tín hiệu di chuyển theo hướng chúng tôi. 5 phút sau, máy vô tuyến trinh sát báo mục tiêu đang tiến lại gần. Tôi nhìn vào màn hình và thấy rõ tín hiệu. Tôi thông báo cho chỉ huy là đã cố định mục tiêu, chúng tôi sẵn sàng phát hỏa. 17 giây sau lệnh phóng, tên lửa của chúng tôi đã hạ gục mục tiêu”.
    Matic kế tiếp: "Càng di chuyển nhanh, bộ phận phát hiện máy bay càng có nhiều khả năng sống sót. Trong suốt 3 tháng bị xâm lược, chúng tôi đã đổi chỗ 24 lần. Trên đầu chúng tôi là hệ thống AWACS và vệ tinh Mỹ. Phát sóng hay nằm trong tầm ngắm của radar đối phương là bạn đi đời. Tên lửa Tomahawk hay bom sẽ bay tới. Chúng tôi âm thầm bắn rồi di chuyển và điều này giúp chúng tôi sống sót. Không ai bị thương dù tiểu đoàn phòng không của tôi có 9 người thiệt mạng".
    Chiến sĩ tên lửa Serbia kể rằng tính toán của anh còn hạ F-16 và máy bay ném bom tàng hình B-2. Tuy nhiên các máy bay này lết được tới căn cứ, vì thế không có bằng chứng. Người Mỹ trong một thời gian dài nói rằng chiếc F-117 bị bắn hạ "mất tích" và sau đó đề nghị trả lại. Hiện cabin chiến máy bay tàng hình này được trưng bày tại Bảo tàng hàng không ở Belgrad.
    Nhược điểm của công nghệ tàng hình
    Có thể nói bất cứ chiếc máy bay nào đều có nhược điểm. Để chế tạo một chiếc máy bay, tất cả các yếu tố mâu thuẫn với nhau như tốc độ và sự linh hoạt, tải trọng và tầm hoạt động, hệ thống phát hiện mục tiêu và bảo vệ trước tên lửa phòng không… đều quan trọng và được tích hợp trong một tổng thể. Đôi khi, nhà thiết kế phải hy sinh một phần yếu tố này vì yếu tố kia.
    Vì khả năng tàng hình, F-117 đã phải hy sinh nhiều thứ. Được chế tạo theo mô hình "cánh bay", máy bay này không linh hoạt và không đạt tốc độ siêu âm. F-117 Night Hawk không có radar và các hệ thống chiến tranh điện tử. Vì vậy nó dễ bị tấn công từ trên không và dưới mặt đất. Dù sử dụng hệ thống tự động và điều khiển bằng những phi công kinh nghiệm nhất, 6/64 chiếc F-117 được chế tạo đã rơi khi bay huấn luyện.
    Máy bay tàng hình Mỹ “lộ nguyên hình” trước radar Nga

    Máy bay tàng hình F-22 Raptor của Mỹ  vẫn “lộ nguyên hình” trước radar Nga

    Do những nhược điểm này và chương trình quảng cáo thất bại, năm 2008, Night Hawk đã bị rút khỏi biên chế của Không quân Mỹ. Nó được thay bằng tiêm kích F-22 và F-35. So sánh khả năng tàng hình của F-35 với tính năng của hệ thống phòng không S-400 Triumph, người đứng đầu trung tâm phân tích Air Power Australia, Carlo Kopp, kết luận máy bay chiến đấu Mỹ có thể dễ dàng bị hệ thống phòng không của Nga bắn hạ.
    Máy bay tàng hình Mỹ “lộ nguyên hình” trước radar Nga
    Hệ thống phòng không S-400 Triumph: "Khắc tinh" của máy bay tàng hình Mỹ
    Công nghệ tàng hình kém hiệu quả hơn trước các radar hoạt động ở dải X-band (8-12 GHz), và radar bước sóng siêu ngắn (30 MHz-3 GHz) có thể thấy rõ máy bay tàng hình, giống như các hệ thống radar chống tàng hình được quân đội Nga đưa vào sử dụng. Những radar như vậy cũng được trang bị cho tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/may-bay-tang-hinh-my-lo-nguyen-hinh-truoc-radar-nga-a37404.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan

    "Tia chớp" F-35 sợ…sét đánh

    Siêu tiêm kích tàng hình "Tia chớp" F-35A của Mỹ đã có được khả năng bay đêm và trong điều kiện thời tiết xấu, tuy nhiên hiện vẫn còn sợ…bão và sấm sét.