+Aa-
    Zalo

    Mặt trái của kinh tế Nhật Bản: Nhân viên phải chờ "đến lượt" để được phép mang thai

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhật Bản được thế giới ngưỡng mộ với nền kinh tế phát triển vượt bậc nhưng những điều mà một số người dân nước họ đang gặp phải khiến ai cũng bất ngờ.

    Nhật Bản được thế giới ngưỡng mộ với nền kinh tế phát triển vượt bậc nhưng những điều mà một số người dân nước họ đang gặp phải khiến ai cũng bất ngờ.

    Chị Sayako – nữ nhân viên tại một trung tâm y tế ban ngày của Nhật Bản, đã cố gắng để có thêm con thứ hai trong hai năm liên tiếp do vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, quản lý của chị đã nhiều lần ngăn cản vì cho rằng chị đã “bỏ lỡ lượt mang thai” và yêu cầu chị nghỉ việc sau khi sinh con.

    Điều đáng nói là chế độ lịch nghỉ thai sản khó hiểu này không hiếm tại Nhật Bản. Theo TheStar, hầu hết các doanh nghiệp tại đây cho phép nhân viên đăng ký trước một quãng thời gian để mang thai. Nếu quá mốc đăng ký nhưng chưa thể thụ thai, “bạn đã mất lượt”, chị Sayako nói.

    Giám đốc trung tâm Y tế của chị Sayako thường xuyên hỏi: “Tại sao cô không dừng lại? Chỉ cần một con là đủ rồi!”.

    Chị Sayako đang bế con thứ hai tại nhà riêng - Ảnh: TheStar

    Chồng chị Sayako cho biết anh đã choáng váng khi biết thái độ đó và yêu cầu vợ chuyển nơi làm việc hoặc nghỉ tại nhà. Những phụ nữ Nhật Bản quyết định mang thai dường như không thể cân bằng giữa việc theo đuổi sự nghiệp hay chăm lo cho gia đình. Họ buộc phải chọn một trong hai.

    Đầu năm 2018, một người chồng đã gửi thư tới báo Mainichi Shimbun để kể lại trường hợp của vợ chồng anh. Họ đã phải xin lỗi người quản lý khi vợ anh phát hiện đã có thai và bị đe dọa đuổi việc do “không chấp hành lịch thai sản”.

    Bức thư gây ra một cuộc tranh luận dữ dội trên các phương tiện truyền thông Nhật Bản khi một số người quản lý cho biết phụ nữ mang thai thật sự không thể làm việc hiệu quả và cần thời gian nghỉ phép quá dài để trở lại nhưng lại quá ngắn để thuê nhân viên thời vụ.

    Khó khăn trong quyết định sinh nở đã khiến tỷ lệ sinh của Nhật Bản giảm mạnh, tạo ra tình trạng thiếu lao động và những người độc thân không muốn kết hôn.

    Kanako Amano, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Xã hội NLI cho biết: “Phụ nữ buộc phải lựa chọn giữa việc làm một bà nội trợ toàn thời gian để chăm sóc gia đình hoặc theo đuổi sự nghiệp trong suốt thời gian trưởng thành và bơ vơ khi về già. Trình độ giáo dục hiện tại khiến phụ nữ nghiêng về lựa chọn thứ hai".

    Thu Phương(Theo TheStar)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mat-trai-cua-kinh-te-nhat-ban-nhan-vien-phai-cho-den-luot-de-duoc-phep-mang-thai-a231917.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan