+Aa-
    Zalo

    Mang tiền đi đốt bị xử phạt theo quy định pháp luật như thế nào?

    (ĐS&PL) - Đốt tiền không chỉ gây lãng phí tài sản mà còn làm tổn hại đến giá trị của đồng tiền. Vậy mang tiền đi đốt có vi phạm pháp luật không?

    Tiền không chỉ là phương tiện thanh toán mà còn có giá trị pháp lý cao trong mọi nền kinh tế. Tại Việt Nam, tiền tệ là tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Tiền có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các giao dịch, bảo vệ sự ổn định tài chính và kinh tế quốc gia. Bởi vậy, các hành vi hủy hoại tiền tệ như đốt, xé, hay làm biến dạng tiền đều bị coi là vi phạm pháp luật.

    Mang tiền đi đốt có vi phạm pháp luật không?

    Tại Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm trong việc bảo vệ tiền Việt Nam như sau:

    1. Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.

    2. Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.

    3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.

    4. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.

    Như vậy theo quy định nêu trên, trường hợp mang tiền đi đốt được xem là hành vi hủy hoại tiền và là hành vi vi phạm pháp luật.

    Mang tiền đi đốt có vi phạm pháp luật không?

    Mang tiền đi đốt có vi phạm pháp luật không?

    Mức xử phạt đối với hành vi đốt tiền thật

    Tại Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về bảo vệ tiền Việt Nam, cụ thể:

    - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.

    - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật

    Ngoài ra, tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm giao cơ quan có thẩm quyền xử lý, buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả đối với hành vi vi phạm.

    Như vậy, hành vi đốt tiền thật có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và bị tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.

    Mang tiền đi đốt là hành vi vi phạm pháp luật tại Việt Nam. Việc đốt tiền không chỉ ảnh hưởng đến tài sản cá nhân mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế quốc dân. Các hành vi hủy hoại tiền tệ đều bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Do đó, mỗi người dân cần ý thức rõ ràng về việc bảo vệ giá trị của tiền tệ và tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước trong việc sử dụng tiền.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/mang-tien-i-ot-bi-xu-phat-theo-quy-inh-phap-luat-nhu-the-nao-a468302.html
    Vàng 14k là vàng gì?

    Vàng 14k là vàng gì?

    Vàng 14k là một lựa chọn tốt cho những ai yêu thích trang sức và muốn sở hữu những sản phẩm đẹp mắt, bền bỉ với giá cả phải chăng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Vàng 14k là vàng gì?

    Vàng 14k là vàng gì?

    Vàng 14k là một lựa chọn tốt cho những ai yêu thích trang sức và muốn sở hữu những sản phẩm đẹp mắt, bền bỉ với giá cả phải chăng.