+Aa-
    Zalo

    Mang thai 3 tháng đầu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong suốt 9 tháng thai kỳ, 3 tháng đầu được xem là giai đoạn "nhạy cảm" nhất khi phôi thai mới hình thành và mẹ bầu cũng chưa quen với những biến đổi của cơ thể.

    Trong suốt 9 tháng thai kỳ, 3 tháng đầu được xem là giai đoạn "nhạy cảm" nhất khi phôi thai mới hình thành và mẹ bầu cũng chưa quen với những biến đổi của cơ thể. Vậy nên, những lưu ý cần thiết về chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, kiêng cữ... trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu có vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé, giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường...

    3 tháng đầu tiên của thai kỳ hay còn gọi là tam cá nguyệt đầu tiên, là giai đoạn mà các hormone bên trong cơ thể mẹ có sự thay đổi mạnh mẽ. Bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được điều đó qua một số dấu hiệu điển hình: ốm nghén, ứa nước miếng, đi tiểu nhiều, tâm lý thay đổi, nổi mụn, thèm ăn vặt… 

    Vậy nên, để khắc phục tình trạng ốm nghén ở giai đoạn này, điều đầu tiên mà chị em cần lưu ý đó chính là chế độ dinh dưỡng.

    Chế độ dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu?

    Với chị em phụ nữ khi mang thai chế độ dinh dưỡng hàng ngày là điều vô cùng quan trọng, quyết quyết định cân nặng và sự phát triển của em bé trong bụng cũng như ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe của mẹ.

    Vậy nên, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ tốt hơn cho bạn rất nhiều. Hãy bổ sung ngay một số nhóm thực phẩm sau trong khẩu phần ăn mỗi ngày:

    - Protein (chất đạm): 

    • Thịt bò nạc và thịt heo, thịt gà, cá hồi, quả hạch, bơ đậu phộng, phô mai… là nhóm thực phẩm giúp đảm bảo sự phát triển của mô bào thai, bao gồm cả não.

    - Vitamin B6

    • Vitamin B6 sẽ giúp giảm thiểu tình trạng buồn nôn và nôn do ốm nghén ở mẹ bầu. 

    • Thay vì uống thuốc, bạn hoàn toàn có thể bổ sung vitamin B6 từ các loại thực phẩm như: ngũ cốc nguyên hạt, bơ đậu phộng, chuối, hạnh nhân, óc chó, nho khô…

    - Sắt: 

    • Một số nguồn thực phẩm cung cấp sắt là: thịt nạc, cải bó xôi, bưởi, bột yến mạch, các loại đậu… 

    • Nếu không hấp thụ đủ chất sắt, mẹ bầu thường có xu hướng mệt mỏi, chóng mặt và nghiêm trọng hơn là thiếu máu thai kỳ. 

    - Thực phẩm giàu axít folic

    • Những thực phẩm giàu axit folic là cam, khoai tây, bông cải xanh, măng tây, trứng, đậu, các loại rau xanh lá… 

    • Axit folic sẽ hỗ trợ cho sự phát triển bình thường của ống thần kinh. Thai nhi không được cung cấp đủ axit folic có nguy cơ sinh non hoặc mắc các khuyết tật ống thần kinh. 

    - Sản phẩm từ sữa

    • Sữa là nguồn cung đạm, vitamin, canxi lẫn chất béo tốt cho mẹ bầu. Vì thế, nếu không ăn được ở thời kỳ này, bạn nên bổ sung ngay bằng lượng sữa vừa đủ mỗi ngày.

    - ...

    Ngoài những thực phẩm cần bổ sung như trên, thì chị em cũng cần lưu ý tránh xa một số thực phẩm không tốt ở giai đoạn này như: Mướp đắng, đu đủ xanh, rau ngót, rau chùm ngây, ngải cứu... hoặc đồ ăn đông lạnh, gỏi, đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ...

    Chế độ sinh hoạt khi mang thai 3 tháng đầu

    Mẹ bầu cần tránh làm việc nặng và các hoạt động mất nhiều sức lực vì trong những tháng đầu mang thai, tuần hoàn máu vẫn chưa ổn định. 

    • Không nên đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột. Nếu công việc yêu cầu phải đứng, hãy tranh thủ đi lại và dành thời gian nghỉ ngơi 30 phút/lần. 

    • Không tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại như thuốc xịt muỗi, thuốc đuổi côn trùng, thuốc tẩy quần áo…

    • Không tham gia các trò chơi cảm giác mạnh, vì không chỉ khiến cho mẹ bầu dễ bị buồn nôn mà còn gây hại cho thai nhi. 

    • Nếu mẹ bầu có tiền sử thai lưu, dọa sảy… thì nên kiêng quan hệ vợ chồng khi mang thai 3 tháng đầu, vì đây là giai đoạn dễ gây sảy thai nhất. Còn với những mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh bình thường đều có thể thực hiện quan hệ tình dục nhưng nên thực hiện với tần suất vừa phải, tư thế phù hợp.

    Ngoài những lưu ý ở trên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé, trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, người mẹ cần phải giữ một tinh thần thoải mái nhất, tránh các trường hợp bị stress, căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. 

    Mang thai 3 tháng đầu cần khám những gì?

    - Xét nghiệm máu: Kiểm tra tình trạng thiếu máu và phát hiện ra các bệnh lây nhiễm như: viêm gan B, thủy đậu, Rubella, giang mai, HIV để có thể can thiệp kịp thời.

    - Xét nghiệm nước tiểu: Kết quả tổng phân tích nước tiểu sẽ cho biết bạn có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu hay không?.

    - Siêu âm đầu dò ngả âm đạo: Nhằm kiểm tra tình trạng của tử cung và buồng trứng để phát hiện các bất thường, nhất là hiện tượng thai ngoài tử cung.

    - Đo độ mờ da gáy: Đây là phương pháp tầm soát hội chứng Down phổ biến nhất hiện nay. Độ mờ da gáy < 3mm thuộc nhóm nguy cơ thấp. Nếu độ mờ da gáy > 3mm, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện thêm xét nghiệm sàng lọc bộ ba triple test ở tuần thứ 15 đến tuần thứ 20 của thai kỳ.

    Phát hiện sớm các dấu hiệu mang thai và thay đổi lối sống, cố gắng nghỉ ngơi để an thai, chính là cách tốt nhất để bạn bảo vệ con yêu của mình. Nếu có những biểu hiện bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa tại đây để được tư vấn, giải đáp sớm nhất. Hotline phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi: 03.59.56.52.52

    Trang

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mang-thai-3-thang-dau-a291793.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan