+Aa-
    Zalo

    Mâm cỗ của các nước đón Tết âm lịch như Việt Nam có gì đặc biệt?

    (ĐS&PL) - Tuy cùng đón Tết âm lịch như Việt Nam nhưng mâm cỗ của mỗi nước lại có những nét độc đáo riêng.

    Trung Quốc

    Trung Quốc là đất nước rộng lớn với văn hóa đa dạng, mỗi vùng lại có những tập tục và món ăn đặc trưng riêng trong ngày Tết. Tuy nhiên, dù ở nơi nào thì mâm cỗ ngày Tết đều không thể thiếu sủi cảo. Với người Trung Quốc, món ăn này đại diện cho may mắn, niềm tin, hy vọng về một năm mới bình an, hạnh phúc.

    mam co cua cac nuoc don tet am lich nhu viet nam co gi dac biet

    Mỗi món ăn trên mâm cơm ngày Tết của người Trung Quốc đều mang ý nghĩa và sự tích khác nhau. Ví dụ, món chè trôi nước biểu đạt ước nguyện gia đình đoàn viên, sum vầy vì có hình tròn đầy đặn. Chả giò rán thể hiện sự sung túc, tài lộc vì có hình giống thỏi vàng, trong khi cá rán cần chế biến nguyên con, từ cá trong tiếng Trung phát âm đồng âm với từ dư thừa, đầy đủ.

    Hàn Quốc

    Mâm cơm ngày Tết của người dân Hàn Quốc thường có tới 20 món vì họ quan niệm, mâm cơm đủ đầy sẽ mang đến cho gia đình sự sung túc, giàu sang. Tuy có thể vẫn là món ăn quen thuộc thường ngày như cá, bánh bao, hồng khô, rau củ, bánh cổ truyền... nhưng chúng phải được trang trí đẹp mắt, sắp xếp theo một nguyên tắc nhất định.

    mam co cua cac nuoc don tet am lich nhu viet nam co gi dac biet2

    Bên cạnh kimchi hay canh rong biển quen thuộc, món ăn nhất thiết phải có là canh bánh gạo. Canh bánh gạo gồm phần bánh gạo và nước hầm, ngoài ra còn có trứng thái chỉ, đậu hũ, thịt bò, hành.

    Việc ăn canh bánh gạo được cho là có nguồn gốc từ thời cổ đại. Bánh gạo trắng thể hiện sự thanh khiết và sạch sẽ, được xem là một điều may mắn để bắt đầu một năm mới. Bát canh bánh gạo có ý nghĩa mang lại sự may mắn và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

    Nhật Bản

    Vào dịp Tết âm lịch, người Nhật ăn và tặng nhau hộp Osechi Ryori. Được biết, bên trong hộp  Osechi Ryori là hàng chục món khác nhau tùy sở thích cá nhân hoặc theo phong tục vùng miền nhưng đặc điểm chung là có màu sắc tươi sáng, bắt mắt.

    mam co cua cac nuoc don tet am lich nhu viet nam co gi dac biet1

    Mỗi phần Osechi Ryori có nhiều tầng (thường là từ 3 - 5 tầng). Để thực hiện xong một hộp các món Osechi mất rất nhiều thời gian và sự tỉ mỉ, do đó người Nhật luôn coi đây là món quà Tết thể hiện sự chân thành, tình cảm của mình đối với người nhận.

    Singapore

    Mâm cỗ ngày Tết của Singapore phải có 8 món chính, trong đó Lo Hei (còn gọi Yuseng, Phát Tài) là món ăn truyền thống không thể thiếu. Món ăn được chế biến từ cá hồi sống, các loại rau củ thái sợi như đu đủ, khoai môn, cà rốt…

    Khi ăn món này, mọi người sẽ cầm đũa đảo món ăn lên 7 lần và cùng hô to “Lo Hei" để cầu mong may mắn, hạnh phúc trong năm mới. Theo quan niệm của người Singapore, ai tung Yuseng lên càng cao thì sẽ càng may mắn.

    mam co cua cac nuoc don tet am lich nhu viet nam co gi dac biet3

    Một số món ăn khác trong mâm cỗ Tết của Singapore có thể kể đến như Fatt choy ho see (mọi sự thành đạt, thịnh vượng), Chang shou mian (mì trường thọ), Pencai (gồm thịt heo, gà, nấm, hải sản, bào ngư, hải sâm, sò điệp), Tang yuan (cách phát âm gần giống với từ đoàn viên).

    Triều Tiên

    Tại Triều Tiên, người dân thương ăn bánh songpyeon vào đầu năm mới. Đây cũng là bánh gạo nhưng là đồ ngọt, được nặn theo hình trăng lưỡi liềm thể hiện quan niệm sống "Trăng khuyết rồi lại tròn" như quy luật cuộc đời vẫn không ngừng xoay vần.

    mam co cua cac nuoc don tet am lich nhu viet nam co gi dac biet4

    Ngoài ra, mâm cỗ ngày Tết của người dân nước này còn có món cơm thuốc bổ dưỡng, được chế biến khá cầu kỳ, công phu. Gạo sẽ được hấp qua, rồi trộn với mật ong, giấm táo, hạt dẻ, mỡ tương, nhân hạt tùng,... Tất cả được bàn tay khéo léo của những người đầu bếp chế biến để cho ra món ăn “độc nhất vô nhị”.

    Được biết, món ăn này được gọi là cơm thuốc vì từ xa xưa đã được dùng làm  thuốc để chữa một số bệnh về đường tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho con người. Ăn cơm thuốc vào dịp đầu năm mới thì cả năm đó sẽ sung túc, may mắn, đủ đầy. Vì vậy, cũng là món ăn được đem ra thiết đãi khách đến chơi hay để cúng gia tiên vào những dịp đặc biệt.

    Bhutan

    mam co cua cac nuoc don tet am lich nhu viet nam co gi dac biet5

    Bhutan cũng đón năm mới theo lịch âm, gọi là Tết Losar. Trong ngày đầu tiên của năm mới, người Bhutan sẽ thức dậy sớm và bắt đầu bằng một bữa ăn sáng truyền thống trùng với thời gian mặt trời mọc.

    Các món ăn không quá cầu kỳ, chủ yếu là bánh quy chiên, mía thái hạt lựu, gạo lên men, các món hầm, cháo và phô mai, trà... Chuối xanh và mía là món ăn bắt buộc phải có trong năm mới. Người dân Bhutan tin rằng chúng sẽ mang đến nguồn năng lượng tích cực, sự may mắn và hạnh phúc trong năm mới.

    Mông Cổ

    Mâm cỗ ngày Tết của người Mông Cổ thường được chế biến từ cừu như sữa cừu, thịt cừu, sữa dê. Người Mông Cổ đón năm mới trong 15 ngày. Họ sẽ quây quần bên gia đình, ăn thịt cừu, bánh kẹo, há cảo và airag (sữa ngựa lên men).

    mam co cua cac nuoc don tet am lich nhu viet nam co gi dac biet6

    Các món ăn đặc trưng là cơm ăn với sữa đông hay cơm ăn chung với nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz (giống bánh bao), sữa ngựa lên men và rượu vodka trộn sữa. Nếu đến các gia đình Mông Cổ vào ngày đầu năm mới, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh các thành viên trong đình ngồi quây quần bên chiếc bàn gỗ phủ đầy ắp thức ăn.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mam-co-cua-cac-nuoc-don-tet-am-lich-nhu-viet-nam-co-gi-dac-biet-a563783.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Phong tục đón Tết “độc nhất” của các dân tộc Việt Nam

    Phong tục đón Tết “độc nhất” của các dân tộc Việt Nam

    Mỗi dịp Tết đến xuân về, đồng bào các dân tộc Việt Nam lại có những phong tục rất độc đáo để đón Tết cổ truyền, mừng năm mới. Mỗi phong tục đã góp phần tạo nên những bản sắc văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú trong bức tranh toàn cảnh Tết của Việt Nam.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Phong tục đón Tết “độc nhất” của các dân tộc Việt Nam

    Phong tục đón Tết “độc nhất” của các dân tộc Việt Nam

    Mỗi dịp Tết đến xuân về, đồng bào các dân tộc Việt Nam lại có những phong tục rất độc đáo để đón Tết cổ truyền, mừng năm mới. Mỗi phong tục đã góp phần tạo nên những bản sắc văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú trong bức tranh toàn cảnh Tết của Việt Nam.

    Khám phá trang phục đón Tết các nước trên thế giới

    Khám phá trang phục đón Tết các nước trên thế giới

    Trang phục truyền thống của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng, không chỉ tôn lên vẻ đẹp của người dân khi khoác lên người mà còn thể hiện màu sắc đa văn hóa của mỗi quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, một số nước còn dùng trang phục truyền thống nước mình để đón Tết.