Mắc căn bệnh lạ, một bé sơ sinh ở Ấn Độ ra đời trong hình kỳ lạ, bao phủ bởi lớp vỏ dày như lớp sừng.
Tại Amravati, Ấn Độ, một phụ nữ 23 tuổi thông qua sinh mổ đã cho ra đời một em bé có hình dạng kỳ lạ khiến nhiều người bất ngờ.
Theo đó, làn da của trẻ sơ sinh trở thành những lớp da dày bất thường như lớp sừng, mí mắt và đôi môi bị ngược ra ngoài, nhìn rất đáng sợ.
Thông thường, ngay từ tháng thứ 4, các bà mẹ đều có thể biết được tình trạng của thai nhi thông qua siêu âm hoặc các phương tiện kiểm tra chuyên dụng. Nhưng do người mẹ nay sống ở vùng sâu vùng xa, gia cảnh nghèo khó, nên không thể trả viện phí và kiểm tra thường xuyên. Do đó cô đã không kịp thời phát hiện các vấn đề thai nhi.
Mắc bệnh lạ khiến hình dáng bên ngoài của bé sơ sinh rất đáng sợ (Ảnh: Internet) |
Sau khi phẫu thuật và nhìn thấy hình dạng của đứa trẻ, vị bác sĩ đã rất ngạc nhiên. Đội ngũ bác sĩ đã cố gắng cứu chữa cho bé, nhưng rất tiếc chỉ sau 3 ngày tuổi, bé đã bị nhiễm độc máu và ra đi.
Gia đình bé sơ sinh này sau đó đã quyết định quyên tặng thi thể của bé cho các tổ chức nghiên cứu những căn bệnh hiếm gặp ở trẻ em. Họ hy vọng khoa học sẽ sớm tìm ra phương pháp điều trị.
Được biết, căn bệnh mà bé sơ sinh này mắc phải là Harlequin Ichthyosis, một loại bệnh biến da người thành vảy cá. Đây là một trong những căn bệnh bẩm sinh nghiêm trọng nhất.
Cơ thể bị bao phủ bởi lớp da trông như lớp sừng (Ảnh: Internet) |
Do các đột biến gen, làn da của trẻ sơ sinh trở thành những lớp da dày bất thường như lớp sừng, mí mắt và đôi môi bị ngược ra ngoài. Mảng sừng cứng sẽ hạn chế hơi thở của bé, khiến bé gặp khó khăn khi đưa thức ăn vào.
Harlequin ichthyosis là một căn bệnh hiếm gặp, khoảng 300.000 trẻ sơ sinh mới có một trường hợp mắc bệnh. Hiện nay y học khá phát triển, một số trẻ em đã sống sót được nhờ sự trợ giúp của những phương tiện hiện đại. Nhưng họ sẽ phải sử dụng loại dung dịch hoặc thuốc đặc biệt để bảo vệ làn da và đảm bảo mọi thời khắc da đều được cung cấp độ ẩm tối thiểu.
(Tổng hợp)