+Aa-
    Zalo

    Lợi nhuận của “ông lớn” phân bón giảm sâu trong 11 tháng lãi còn hơn nghìn tỷ cả năm

    (ĐS&PL) - Vừa qua, tại Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh, lãnh đạo CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau - Mã: DCM) cho biết mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức khi giá nguyên liệu tăng, giá phân bón giảm, nhu cầu tiêu thụ trong nước thấp, cạnh tranh với phân bón nhập khẩu ngày càng cao,… nhưng Đạm Cà Mau đã hoàn thành tốt, xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm 2023.

     

    Cụ thể, ước tính năm 2023 doanh thu của công ty đạt 13.572 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt 1.031 tỷ đồng, giảm lần lượt 17% và 78% so với kết quả kỷ lục năm ngoái.

    Như vậy ước tính trong cuối năm, Đạm Cà Mau đạt khoảng 4.136 tỷ đồng doanh thu và lãi trước thuế 317 tỷ đồng, giảm lần lượt 8% và 70% so với cùng kỳ 2022. Kết quả này đã được ban lãnh đạo dự báo trước đó khi giá bán ure trung bình đã giảm hai chữ số so với cùng kỳ. Cũng với kết quả trên, công ty ước tính đã vượt 1% kế hoạch doanh thu và thực hiện 71% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

    Tổng sản lượng tiêu thụ phân bón các loại trong năm 2023 của Đạm Cà Mau ước đạt hơn 1,3 triệu tấn sản phẩm, tăng 20% so với năm 2022. Trong đó, sản lượng tiêu thụ urê ước đạt 866 nghìn tấn. Đặc biệt, Đạm Cà Mau đã thâm nhập và phát triển thành công thị trường NPK với sản lượng tiêu thụ trong năm ước đạt 160 nghìn tấn, bằng 192% so với năm 2022.

    Ban lãnh đạo Đạm Cà Mau cũng cho biết, trong bối cảnh thị trường trong nước trầm lắng, công ty đã chủ động đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và hợp tác với một số đối tác nước ngoài như Tập đoàn Vân Thiên Hóa (Trung Quốc), Tập đoàn Yetak (Campuchia)…, giúp giảm áp lực tồn kho và cải thiện doanh số. Năm 2023, Đạm Cà Mau đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 18 quốc gia với sản lượng ước đạt 344.000 tấn, chiếm 26% tổng sản lượng tiêu thụ, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 136 triệu USD, chiếm 25% tổng doanh thu các sản phẩm phân bón. Trong đó, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đạm Cà Mau với sản lượng và giá trị xuất khẩu chiếm hơn 60%.

    Trong cuộc họp với nhà đầu tư diễn ra cuối tháng 11, ban lãnh đạo kỳ vọng giá urê trong năm 2024 sẽ cao hơn so với cùng kỳ do Trung Quốc và các quốc gia khác hạn chế xuất khẩu. Tuy nhiên, cạnh tranh về giá tại Campuchia là một rủi ro đối với giá bán urê trung bình của công ty.

    Trên thị trường chứng khoán, kết thúc ngày 20/12, thị giá cổ phiếu DCM đạt 31.350 đồng/cổ phiếu.



    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/loi-nhuan-cua-ong-lon-phan-bon-giam-sau-trong-11-thang-lai-con-hon-nghin-ty-ca-nam-a604431.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ngành dệt may - một năm với đầy thách thức

    Ngành dệt may - một năm với đầy thách thức

    Bức tranh toàn cảnh tình hình kinh doanh quý 3 dần hoàn thiện khi các doanh nghiệp lần lượt công bố báo cáo tài chính của quý. Ngành dệt may tiếp tục là một trong những lĩnh vực gặp khó khăn nhất.