+Aa-
    Zalo

    Lợi ích bất ngờ của cây dầu tằm đối với sức khỏe

    (ĐS&PL) - Lá, quả và vỏ rễ là những bộ phận của cây dâu tằm thường được sử dụng để làm thuốc.

    Cây dâu tằm là một dạng cây thân gỗ, có thể cao khoảng 2,3m. Lá cây có hình bầu dục, thường mọc so le và phần mép lá có răng cưa. Cả hoa đực và hoa cái đều mọc thành từng bông.

    Quả của cây dâu tằm thường có màu đỏ, đen sẫm, với vị chua và ngọt, ăn rất ngon, thường được sử dụng để ngâm rượu, làm thuốc.

    Loại cây này ưa sáng và ẩm nên thường được trồng ở những vùng có diện tích lớn như bãi sông, cao nguyên. Một số quốc gia có cây dâu tằm như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên…

    Tại Việt Nam, cây dâu tằm có nguồn gốc từ phía Đông của Châu Á, thường được gọi là dâu trắng nhằm phân biệt với dâu đen, dâu đỏ (cả hai loại dâu này đều không có ở Việt Nam).

    Những bộ phận của cây dâu tằm thường được sử dụng để làm thuốc bao gồm phần lá, quả và vỏ rễ. Trong đó, lá non và lá bánh tẻ của cây dâu tằm thường được thu hoạch vào mùa hè.

    Phần vỏ rễ có thể thu hoạch vào bất cứ thời điểm nào quanh năm, sử dụng tươi hoặc sau khi phơi khô. Phần quả cây dâu tằm thường thu hoạch khi đã chín.

    Những bộ phận của cây dâu tằm thường được sử dụng để làm thuốc bao gồm phần lá, quả và vỏ rễ. Ảnh minh họa

    Những bộ phận của cây dâu tằm thường được sử dụng để làm thuốc bao gồm phần lá, quả và vỏ rễ. Ảnh minh họa

    Quả dâu tằm

    Quả dâu tằm chứa anthocyan, vitamin C, đường (glucose, fructose), tanin, protid.  Trong Đông Y, quả dâu được gọi là tang thầm.

    Quả dâu tằm có vị ngọt, chua, tính ôn, chữa thiếu máu, mắt mờ, táo bón… Loại quả này có thể làm thành siro uống hàng ngày để giải khát, nhuận tràng...

    Quả dâu tằm tươi cô thành cao lỏng, cho thêm chút mật ong hoặc có thể ép lấy dịch và cô thành cao mềm, sử dụng để chữa những bệnh lý về gan, thận, táo bón, đau lưng…

    Ngoài ra, quả dâu tằm còn có tác dụng làm đen tóc. Nên hái khi quả dâu tằm đã chín, có màu đỏ hoặc màu đen. Có thể sử dụng luôn quả dâu tươi hoặc phơi khô.

    Lá dâu tằm

    Lá dâu còn được gọi là tang diệp, có tên khoa học là Folium Mori. Theo như tính toán của giới chuyên gia, lá dâu tằm chứa các axit amin tự do (alanin, sarcosin, axit pipercholic, leucin), protid, cùng các vitamin C, vitamin B1, vitamin D và các axit hữu cơ: tanin, isobutyric, propionic, succinic…

    Lá cây dâu tằm có vị đắng, ngọt, tính mát, với tác dụng mát gan, giải cảm,... Một số tác dụng của lá dâu tằm bao gồm chữa đau mắt, đỏ mắt, điều trị chứng bệnh mất ngủ, cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm và phát ban…

    Lá dâu tằm cung cấp một số hợp chất có thể giúp chống lại bệnh tiểu đường, trong đó có 1-deoxynojirimycin (DNJ), ngăn chặn sự hấp thụ carbs trong ruột. Đặc biệt, loại lá này có thể làm giảm lượng đường cao trong máu và insulin - loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu.

    Theo một số nghiên cứu, chiết xuất lá dâu tằm có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm nồng độ cholesterol và huyết áp, giảm viêm, cũng như ngăn ngừa xơ vữa động mạch - sự tích tụ mảng bám trong động mạch có nguy cơ dẫn đến bệnh tim.

    Tuy lá dâu tằm phần lớn đã được chứng minh là an toàn trong cả nghiên cứu trên người và động vật nhưng vẫn có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người. Người sử dụng thuốc tiểu đường nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi dùng loại lá này do tác dụng của nó đối với lượng đường trong máu.

    Ngoài ra, cần có những nghiên cứu sâu hơn về con người để thiết lập sự an toàn của lá dâu tằm khi dùng trong thời gian dài. Trẻ em, nhất là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên tránh dùng lá dâu tằm do chưa đủ nghiên cứu về độ an toàn.

    Cành dâu tằm

    Các chuyên gia tính toán, cành dâu tằm chứa các thành phần dưỡng chất như: morin, dyhidromorin, mulberrin, maclurin, cyclomuberrin…

    Trong Đông y, cành dâu tằm được gọi là tang chi. Phần này có vị nhạt, đắng, tính bình, chữa tê thấp, cải thiện tình trạng đau xương, mỏi gối, phù thũng,...

    Cành dâu tằm thường được thu hái quanh năm, nên chọn những cành có đường kính 0,5 - 1,5cm. Tuốt bỏ phần lá, cạo vỏ ngoài, rồi thái lát khoảng 1cm và đem phơi khô. Khi sử dụng, sao vàng hoặc tẩm rượu vào rồi sao.

    Rễ dâu tằm

    Rễ cây dâu tằm còn được gọi là tang bạch bì, có vị hơi đắng, ngọt, tính mát. Trong Đông y, phần rễ này là dược liệu thường được dùng để trị ho, hen,...

    Bộ phận này của dâu tằm thường được thu hoạch vào mùa hè – thu. Sau khi thu hoạch, cần rửa sạch, bỏ phần vỏ ngoài, lấy vỏ trắng bên trong, rồi cắt nhỏ và phơi hoặc đem đi sấy khô.

    Sâu dâu

    Đây là ấu trùng từ một loại xén tóc, sinh trưởng trên thân cây dâu tằm. Loại sâu này có chiều dài 3 - 5 cm, thân mềm, màu trắng như sữa. Sâu dâu có vị mặn, ngọt béo, khi sao lên có mùi thơm. Tác dụng của loại sâu này là tiêu độc, cầm máu và giảm ho hiệu quả.

    Tổ bọ ngựa bao trứng trên cây dâu

    Tổ bọ ngựa này có thể được sử dụng để chữa đổ mồ hôi trộm, di linh, tiểu đêm, xuất tinh sớm, đau lưng, khí hư, đái dầm ở trẻ...

    Việc thu hoạch tổ bọ ngựa thường diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 1. Sau đó, đem đi đồ khoảng 30 phút cho trứng chín và nướng hoặc sao, tán bột.

    Tầm gửi cây dâu

    Cây tầm gửi mọc trên thân cây dâu tằm thường có vị đắng, tính bình, với tác dụng chữa đau lưng, ho, tắc sữa, đại tiện ra máu rất hiệu quả.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/loi-ich-bat-ngo-cua-cay-dau-tam-oi-voi-suc-khoe-a470249.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Rau củ chiên giòn có tốt không?

    Rau củ chiên giòn có tốt không?

    Rau củ chiên giòn có thể được nhiều người yêu thích. tuy nhiên bạn cần chú ý đến cách chế biến và lượng tiêu thụ để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe.