+Aa-
    Zalo

    Lời giải cho gạo Việt từ sinh viên

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Là một trong những quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhưng gạo Việt Nam lại lép vế về chất lượng cũng như không có được vị thế xứng đáng...

    (ĐSPL) - Là một trong những quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhưng gạo Việt Nam lại lép vế về chất lượng cũng như không có được vị thế xứng đáng trong thị trường nội địa. Thách thức tưởng chừng như rất vĩ mô này đã có những lời giải đầy thiết thực và táo bạo từ các bạn sinh viên trẻ - Top 3 cuộc thi Young Marketers 3 trong buổi thi chung kết vào ngày 15/11 vừa qua.

    Không chỉ là một cuộc thi giải quyết vấn đề trên giấy thông thường, Young Marketers là hành trình thiết thực và hoành tráng nhất giúp các bạn sinh viên trẻ bước vào thế giới Marketing thực thụ. Vượt qua gần 1000 thí sinh dự thi khắp cả nước, cùng với chương trình đào tạo “dày đặc” kết hợp định hướng thực tế (những chuyến đi thực địa, thị trường, gặp gỡ những nhân vật gạo cội trong ngành gạo Việt Nam), Top 3 cuộc thi, nhóm InBuzz, Xscape và Cát đã có phần tranh tài ngoạn mục khi cùng nhau đưa ra những lời giải đầy khả thi và không kém phần độc đáo cho bài toán gạo Việt Nam.

    Lời giải cho gạo Việt từ sinh viên

    Cả 3 ý tưởng đều nhận được những lời ngợi khen từ Ban Giám Khảo – những tên tuổi Marketing đại thụ như anh Nguyễn Đình Toàn – Head of Marketing, Masan Beverages – Trưởng BGK, chị Đặng Thu Hà – Senior Marketing Director, Masan Food, chị Bùi Nguyễn An Phương – Deputy General Manager, GroupM Vietnam, chị Trần Thị Lan Hương – Commercial Effectiveness Director, Mead Johnson Vietnam, anh Indraneel Guha – Director, Strategic Planning Services, Lowe & Partners Worldwide (Vietnam), anh Hùng Võ – Managing Director, Redder Advertising, và đặc biệt là GS. TS Võ Tòng Xuân với vai trò Giám khảo Danh dự.

    Ý tưởng về thứ 3 của buổi thi chung kết đến từ nhóm Cát với 2 cô gái xinh xắn của thủ đô Hà Nội hiện là sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân: Phùng Tú Oanh và Nguyễn Thị Ngọc Dung.

    Lời giải cho gạo Việt từ sinh viên

    Nhóm Xscape và phần trình bày đầy ấn tượng của mình.

    Cát đã “bán” ý nghĩa dự án với tâm lý người dùng: “Mẹ luôn tỉ mỉ chăm sóc cho sức khỏe gia đình, mỗi món ăn đều phải là tốt nhất trong khả năng của Mẹ, ngay cả đối với gạo”. Từ đó, nhóm đã đi theo hướng “Authenticity” – Gạo Nguyên Lành từ lúa mùa đặc sản được trồng theo cách truyền thống, đánh vào phân khúc cao cấp AA+ và quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe.

    Tuy nhiên, cách triển khai của nhóm vẫn còn rời rạc, chưa thể hiện hết được ý tưởng lớn và đặc biệt, theo nhận xét của chị An Phương: “Chưa chạm được đến người tiêu dùng vì đa phần các hoạt động của các bạn thực hiện trên kênh truyền thống, nhưng đối tượng lại là những người phụ nữ hiện đại và có thu nhập cao.” Ngoài ra, chị Lan Hương còn chia sẻ: “Đúng như tên của bài làm, các bạn quá “Lành”, mà làm marketing thì cần có một trái tim sắt hơn.”

    Lời giải cho gạo Việt từ sinh viên

    Hai cô gái xinh xắn từ Hà Nội với bài dự thi được BGK nhận xét có phần “quá Lành” của mình.

    Về nhì là phần dự thi của nhóm Xscape, gồm 2 chàng trai rất trẻ (sinh viên năm 2) đến từ Đại học Ngoại Thương TPHCM: Mai Văn Bằng và Nguyễn Nhật Duy.

    Xscape đã rất tự tin trình bày câu chuyện thương hiệu gạo của mình: “Trọn vẹn dưỡng chất – Đong đầy yêu thương”. Nhóm đề xuất một thương hiệu nhấn mạnh vai trò thật sự của hạt gạo: “Gạo Chất Việt: Trọn vẹn dưỡng chất – Đong đầy yêu thương” với mức giá phổ thông. Và để bán thương hiệu gạo này, Xscape đã đưa ra ý tưởng lớn cho chiến dịch tung: “Bí quyết cơm chất của Mẹ” với những hoạt động/ công cụ marketing rất đơn giản, thực tế và khả thi.

    Lời giải cho gạo Việt từ sinh viên

    Chị Đặng Thu Hà bày tỏ sự thích thú với bài dự thi của Xscape: “Chị đặc biệt thích phần thấu hiểu thị trường khi các bạn tìm ra người Việt Nam không quá chú trọng vào dưỡng chất trong hạt gạo. Ngoài ra chị còn thích cách các bạn sử dụng công cụ “lon đong gạo” cho truyền thông – nên lưu giữ lại để khi thực hiện thật sự dự án này thì dùng nhé.”

    Nhân tố bùng nổ và cũng là quán quân cuộc thi chính là InBuzz gồm 2 thí sinh đều là sinh viên năm 4 ngành Tài Chính, đại học Ngoại Thương TPHCM: Lương Tuấn Dương và Nguyễn Thị Hồng Kim Hà.

    Lời giải cho gạo Việt từ sinh viên

    Với ý tưởng thương hiệu AROVIET – gạo có mùi hương tự nhiên như mùi cánh sen, hoa lài và lá dứa, nhóm đã xuất phát từ sự thật: “80\% người tiêu dùng tin rằng gạo ngon sẽ nấu được cơm thơm” và chọn “mùi hương” như lợi thế cạnh tranh của mình. Với định vị này, phải nói Inbuzz là nhóm dũng cảm nhất khi sáng tạo ra một loại gạo mà vượt qua những “lẽ thường” của thị trường gạo hiện tại, tuy nhiên đó là một đột phá rất thực tế và vẫn giữ được nét truyền thống, vẫn phù hợp với văn hóa Việt, tạo nên sự nhất quán.

    Theo sát Inbuzz suốt 2 tuần nay, anh Nguyễn Hoàng Đăng Khoa – Head of Marketing, Microsoft Mobile Devices – “huấn luyện viên” của nhóm chia sẻ: “Nghe các bạn trình bày mà anh thấy… sướng. Tuy chưa hoàn thiện, nhưng các bạn đã thể hiện được 80\% những hướng đi của bài toán này. Quan trọng nhất là anh thấy tinh thần “dám làm” của các bạn được BGK trân trọng, các bạn đã dũng cảm vượt ra khỏi “brief” để mang đến một bài giải thú vị.”

    Vòng Chung kết cuộc thi Young Marketers mùa 3 khép lại, nhưng mở ra bao cánh cửa cho thị trường gạo Việt Nam nói riêng và ngành Marketing nói chung khi thế hệ trẻ ngày nay đã dám chấp nhận những thử thách và đi tìm lời giải cho những vấn đề nhức nhối nhưng thiết thực trong cuộc sống hằng ngày.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/loi-giai-cho-gao-viet-tu-sinh-vien-a69777.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan