+Aa-
    Zalo

    Loạt đại dự án giao thông nào vào "tầm ngắm" KTNN trong năm 2023

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Kiểm toán nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án có tính chất liên vùng, trong đó, đáng chú ý là dự án giao thông trọng điểm.

    Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán nhà nước (KTNN) Ngô Văn Tuấn đã ký và ban hành Kế hoạch kiểm toán (KHKT) trung hạn giai đoạn 2023-2025.

    loat dai du an giao thong nao vao tam ngam ktnn trong nam 2023 dspl
    Nhiều dự án giao thông trọng điểm vào "tầm ngắm" KTNN trong năm 2023. Ảnh minh họa: KTNN

    Theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử KTNN, tại kế hoạch này, KTNN sẽ thực hiện kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương.

    Đáng chú ý là việc kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án có tính chất liên vùng.

    Cụ thể, KTNN sẽ thực hiện kiểm toán Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam tuyến phía Đông (giai đoạn 1); Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam tuyến phía Đông giai đoạn 2021-2025; Dự án Tuyến đường Vành đai 3, Tp.HCM; Dự án Tuyến đường Vành đai 4, Tp.Hà Nội; Dự án Tuyến đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1; Dự án Tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; Dự án Tuyến đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; Dự án các đường ven biển theo Quyết định số 129/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.

    Về kiểm toán các chuyên đề kiểm toán hoạt động gồm: Công tác lập, phân bổ vốn đầu tư Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 43/2022/QH15; việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 tại Bộ LĐ-TB&XH và một số địa phương; việc quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ giai đoạn 2020 - 2022 tại các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương; Đánh giá các chính sách ưu đãi đầu tư (về vốn, thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước, ưu đãi mặt nước biển và ưu đãi khác) tại Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Khu công nghiệp và chế xuất; việc quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực y tế giai đoạn 3 năm (và cơ chế tự chủ tài chính trong lĩnh vực; việc mua sắm, quản lý thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế); Việc quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 3 năm (và cơ chế tự chủ tài chính trong lĩnh vực; mua sắm trang thiết bị); việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện các chính sách ưu đãi người có công; việc quản lý, sử dụng, sắp xếp lại và xử lý nhà, đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 tại các doanh nghiệp; hoạt động quản lý, điều hành vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các địa phương; việc quản lý phần vốn Nhà nước đầu tư giai đoạn 2021-2023 tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá do UBND cấp tỉnh là cơ quan đại diện chủ sở hữu;...

    Về kiểm toán nợ công gồm, kiểm toán báo cáo nợ công hàng năm; Chuyên đề Công tác quản lý, sử dụng nợ công.

    Về kiểm toán các dự án nhóm A, trong danh sách kiểm toán giai đoạn này có Bệnh viện Bạch Mai - cơ sở 2; Bệnh viện Việt Đức - cơ sở 2; Trung tâm Vũ trụ Việt Nam; Nâng cấp Trường Đại Học Cần Thơ.

    Ngoài ra, KTNN cũng tiến hành kiểm tóan nợ công gồm: Báo cáo nợ công hàng năm; Chuyên đề Công tác quản lý, sử dụng nợ công (việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ, vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ theo Luật Quản lý nợ công tại Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương).

    KTNN cho biết sẽ điều chỉnh kiểm toán chuyên đề "Việc quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tại các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương", chuyển sang thực hiện kiểm toán chuyên đề "Việc đầu tư mua sắm, ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin, các hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông giai đoạn 2020-2022" theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

    Không kiểm toán chuyên đề việc thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 phê duyệt đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2021-2025 (trên cơ sở đã đánh giá việc cơ cấu lại Không kiểm toán chuyên đề việc thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 phê duyệt đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 (trên cơ sở đã đánh giá việc cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2016 - 2020). giai đoạn 20162-2020).

    Bạch Hiền

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/loat-dai-du-an-giao-thong-nao-vao-tam-ngam-ktnn-trong-nam-2023-a564483.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Vụ khai thác trái phép trên 1,5 triệu tấn quặng Apatit: Lãnh đạo Lào Cai

    Vụ khai thác trái phép trên 1,5 triệu tấn quặng Apatit: Lãnh đạo Lào Cai "lờ" cảnh báo của KTNN như thế nào?

    Mặc dù KTNN đã có văn bản cảnh báo việc UBND tỉnh Lào Cai cho các đơn vị cải tạo mặt bằng chống sạt lở kết hợp tận thu quặng Apatit là trái với quy định của Luật Khoáng sản, trái thẩm quyền, nhưng lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai vẫn tiếp tục cho Công ty Lilama tiếp tục thực hiện dự án. Từ đó, Công ty Lilama lợi dụng san tạo mặt bằng để khai thác, tiêu thụ tài nguyên trái phép.