+Aa-
    Zalo

    KTNN: Kiểm tra việc quản lý tài chính công, tài sản công

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mục tiêu, trọng yếu và nội dung kiểm toán chủ yếu năm 2021 của KTNN là kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và phòng chống tham nhũng.

    Mục tiêu, trọng yếu và nội dung kiểm toán chủ yếu năm 2021 của KTNN là kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và phòng chống tham nhũng.

    KTNN sẽ tập trung vào việc kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và phòng chống tham nhũng. Ảnh minh họa

    Theo nội dung văn bản số 28/KTNN-TH về việc hướng dẫn mục tiêu, trọng yếu và nội dung kiểm toán chủ yếu năm 2021, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết sẽ bám sát các mục tiêu chính đặt ra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và phòng chống tham nhũng.

    Cụ thể, trong năm 2021, các lĩnh vực trọng yếu để kiểm toán là các báo cáo quyết toán ngân sách địa phương, báo cáo quyết toán ngân sách bộ, ngành; báo cáo tài chính doanh nghiệp, ngân hàng; báo cáo quyết toán dự án đầu tư.

    Đánh giá việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, nguồn dự phòng chung vốn NSTW trong nước của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 tại các Bộ, ngành và địa phương; việc tuân thủ cơ cấu từng nguồn vốn; đánh giá việc bố trí vốn đối ứng để thực hiện dự án; đánh giá hiệu quả đầu tư đối với các dự án được kiểm toán

    Kiểm toán việc tuân thủ pháp luật trong lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, quyết định điều chỉnh dự án đầu tư; việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

    Đánh giá việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; quản lý, sử dụng đất các khu kinh tế, khu công nghiệp; tình trạng dự án treo, sử dụng không đúng mục đích tại các địa phương; công tác quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên, khoáng sản

    Đánh giá việc thực hiện quy định về phòng, chống tham nhũng trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; đánh giá và kiến nghị xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị được kiểm toán và các cá nhân có liên quan đối với các sai phạm phát hiện qua kiểm toán.

    Rà soát và kiểm soát việc thực hiện và quản lý thu đối với việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

    "Kiểm toán việc chấp hành quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc; sử dụng đất đai của các đơn vị sự nghiệp; quản lý mua sắm, sử dụng xe ô tô công; tài sản chuyển giao về địa phương", Kiểm toán Nhà nước nêu rõ.

    Về hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tài chính- ngân hàng, Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành kiểm tra việc điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng; việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, hoàn thiện và phê duyệt phương án xử lý ngân hàng mua bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước; việc thực hiện chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng; việc cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 của các ngân hàng thương mại.

    Ngoài ra, trong năm 2021, KTNN cũng thực hiện các mục tiêu kiểm toán hoạt động, môi trường, kiểm toán chuyên đề, chương trình.

    Bạch Hiền

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ktnn-kiem-tra-viec-quan-ly-tai-chinh-cong-tai-san-cong-a354635.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan