Tech One, Ms Mobile, Cellphone S… là hàng loạt các cửa hàng di động xách tay lớn có nhiều địa điểm trên cả nước nhưng lại không đóng thuế VAT, ghi hóa đơn khống, có dấu hiệu thông báo giả mạo website thương mại điện tử…
Như đã thông tin trong bài Loạn thị trường điện thoại di động xách tay (DĐXT): Hàng loạt "ông lớn" nói không với VAT về các công ty, cửa hàng điện thoại di động xách tay có tên tuổi trên thị trường đang cung cấp các dòng DĐXT tới người tiêu dùng có dấu hiệu trốn thuế?. Trong các clip PV tìm hiểu đều thông tin nhân viên tra đổi không thể xuất được hóa đơn VAT, cung cấp hóa đơn khống, có dấu hiệu thông báo giả mạo website thương mại điện tử… theo quy định pháp luật.
Tech One cấp hóa đơn khống cho sản phẩm di động xách tay
Hệ thống siêu thị DĐXT Tech One thuộc công ty CP Tech One Việt Nam có trụ sở tại 113 Thái Hà, Đống Đa, HN là một hệ thống có thương hiệu trong ngành thông tin không thể xuất hóa đơn VAT khi bán hàng DĐXT. Thậm chí nhân viên Tech One còn vô tư trao đổi về nếu khách hàng cần VAT, Tech One sẽ xuất cho một sản phẩm điện thoại chính hãng khác có giá tương tương.
Cụ thể, trong vai khách hàng có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm từ 8-11 triệu đồng tại Tech One, PV được nhân viên tư vấn sản phẩm Iphone 7Plus về hàng chính hãng và hàng xách tay giá 11 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
Hỏi về việc xuất hóa đơn VAT cho sản phẩm trên, nhân viên Tech One trao đổi sản phẩm DĐXT chỉ xuất được hóa đơn VAT cho một sản phẩm điện thoại khác có giá tương đương?.
“Sản phẩm cũ mất thêm 10% nếu lấy VAT, bên em sẽ xuất hoá đơn dưới tên điện thoại khác như Samsung hoăc Oppo” – Nhân viên Tech One trao đổi.
Tuy nhiên khi PV băn khoăn về việc thanh toán với cơ quan hóa đơn một sản phẩm điện thoại khác, ngay lập tức nhân viên phân tích chuyên nghiệp:
“Bên em xuất hoá đơn VAT dưới tên điện thoại khác khác ngang giá. Còn hoá đơn bán lẻ vẫn là tên sản phẩm anh mua như bình thường. Liên quan đến thuế mới đổi sang tên điện thoại hàng công ty chính hãng. Bên em không có đầu vào Iphone, cả máy cũ và mới đều là xách tay…”
Có thể thấy rõ để bán được sản phẩm cho khách hàng, ngay cả ông lớn Tech One cũng dùng mọi cách lách luật, ghi hóa đơn khống đối với những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ đầu vào?.
MS Mobile ghi hóa đơn khống, giả mạo thông báo Website thương mại điện tử
Tiếp tục tìm hiểu về việc kinh doanh điện thoại xách tay có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật. PV đã tiếp cận tới hệ thống DĐXT MS Mobilbe thuộc công ty CP truyền thông công nghệ Max.Speed có địa chỉ trên GPKD tại 209 phố Mới, Xã Chu Minh, Ba Vì, Hà Nội. Hiện tại, Website chính thức msmobile.com.vn hệ thống này có 10 cửa hàng trên cả nước, riêng tại Hà Nội có tới 6 cửa hàng.
Tại 2 cửa hàng MS Mobile số 54 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy và 32 Thái Hà, Đống Đa, PV ghi nhận sản phẩm DĐXT MS Mobile không xuất được hóa đơn VAT: “Bên em chủ yến bán hàng xách tay thôi, bán các loại chính hãng sẽ không cạnh tranh được với các cửa hàng lớn như FPT” – nhân viên MS Mobile trao đổi.
Tương tự như Tech One, nhân viên MS Mobile cho biết điện thoại xách tay muốn lấy hóa đơn sẽ được xuất hóa đơn sang một sản phẩm ngang giá như Samsung. Nhân viên này cũng khẳng định MS Mobile chỉ có một vài sản phẩm của Samsung là chính hãng có thể xuất được hóa đơn VAT.
Ngoài ra, về việc bán hàng trên website msmobile.com.vn của hệ thống di động này, PV còn phát hiện MS Mobile giả mạo thông báo Website thương mại điện tử Bộ Công thương.
Theo đó, thông báo Website thương mại điện tử là bắt buộc được định nghĩa tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, theo đó:
“8. Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.”
Cellphone S, Max Mobile, Mobi City thi nhau bán hàng trốn thuế, giả mạo thông báo website thương mại điện tử?
Tương tự như Tech One, MS Mobile hàng loạt các đơn vị kinh doanh điện thoại di động xách tay như Cellphone S, Max Mobile,… cũng có những dấu hiệu kinh doanh vi phạm pháp luật.
Trong đó thương hiệu Cellphone S có tới 29 cửa hàng, riêng tại Hà Nội có 10 cửa hàng còn lại tại Hồ Chí Minh. Theo tìm hiểu Cellphone S là hệ thống điện thoại di động thuộc công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Minh Nguyệt, có địa chỉ trên GPKD tại 363 Võ Văn Tần, phường 5, quận 3 . TP Hồ Chí Minh.
Ghé thăm Cellphone S có địa chỉ tại Cầu Giấy và Đống Đa (Hà Nội) nhân viên Cellphone S cũng thông tin cửa hàng không xuất hóa đơn VAT cho các sản phẩm DĐXT . Trong đó, theo PV tìm hiểu, Cellphone S đang cung cấp rất nhiều dòng iPhone có giá trị lớn nhưng hầu hết là sản phẩm xách tay vậy đơn vị này sẽ đóng thuế ra sao nếu như không xuất hóa đơn cho khách hàng?
Trung tâm DĐXT Max Mobile có 4 cửa hàng , tìm hiểu về việc kinh doanh và xuất hóa đơn địa chỉ 12 Xuân Thủy, Q. Cầu Giấy và 106 Thái Hà, Đống Đa (Hà Nội) PV cũng nhận được thông tin tương tự như các cửa hàng khác về việc không xuất hóa đơn VAT.
Trên website maxmobile.vn, trung tâm này quảng cáo kinh doanh hàng loạt sản phẩm xách tay như: iPhone 6 cũ; iPhone 6 lock; …iPhone 7 lock, iPhone 7 Plus cũ….iPhone 8 Plus Lock…iPhone x cũ, xs max cũ…
Mobile City không xuất VAT, sinh ra để đấu với hàng chính hãng
Đó là phát ngôn xanh rờn từ nhân viên hệ thống bán lẻ điện thoại di động Mobile City có 5 chi nhánh, tại Hà Nội có 2 chi nhánh tại Cầu Giấy, Đống Đa.
Theo đó, khi PV hỏi về hóa đơn, nhân viên Mobile City đổi cửa hàng không thể xuất hóa đơn là điều đương nhiên: “Nhà em là hàng xách tay nên sẽ không có hóa đơn, kể cả hàng cũ cũng không có, đã là hàng xách tay là không có…” – nhân viên Mobile City khẳng định.
Thậm chí khi PV lăn tăn rằng cần hóa đơn để thanh toán với công ty nhân viên này còn nói: “Thế thì khó anh ạ. Em nghĩ anh sẽ không thể tìm được những máy như thế ở các cửa hàng kinh doanh DĐXT. Anh phải đến những cửa hàng phân phối chính hãng.”
Đặc biệt, khi được hỏi về nguồn gốc sản phẩm, nhân viên Mobile City khẳng định cửa hàng này không có sản phẩm chính hãng và “sinh ra để đấu với hàng chính hãng như”.
Ngoài ra, Mobile City cũng chưa đăng ký thông báo website thương mại điện tử với Bộ Công thương.
Có thể thấy hàng loạt các cửa hàng di động đang kinh doanh mặt hàng điện thoại dưới dạng điện thoại cũ, điện thoại xách tay với số lượng “khủng”. Vậy nguồn hàng xách tay đến từ đâu để cung cấp cho hàng trăm, nghìn cửa hàng kinh doanh điện thoại di động trên khắp cả nước?
Chưa nói đến việc nguồn hàng xách tay ở đâu? Người tiêu dùng sử dụng sản phẩm có chất lượng hay không? Nhưng việc nhiều công ty, cửa hàng ngang nhiên kinh doanh ĐTXT như trốn không người một phần đặt ra câu hỏi đối với các cơ quan quản lý?
BOX:
Liên quan đến kinh doanh ĐTXT không có nguồn gốc, xuất xứ năm vừa qua cơ quan điều tra đã bắt giữ một loạt các trường hợp vi phạm:
Ngày 15/10/2018, cơ quan Hải Quan điều tra, xác minh lô hàng 1.200 điện thoại iPhone vận chuyển về sân bay Nội bài do khai sai, không có hàng hóa nhập khẩu.
Ngày 25/9/2018, tại sân bay Tân Sơn Nhất, cơ quan Hải Quan đã bắt giữ lô hàng 250 iPhone mới được định giá khoảng 6,5 tỷ đồng.
Ngày 22/01/2018, Cục Cảnh sát phòng chống buôn lậu bắt giữ 257 chiếc điện thoại hiệu Samsung và Iphone trị giá 1,5 tỷ đồng tại sân bay Tân Sơn Nhất.
PV sẽ liên hệ các cơ quan Thuế, Thị trường, Hải quan để tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Nhóm PV
Tech One: [presscloud]6532[/presscloud]
MS Mobile: [presscloud]6533[/presscloud]
Mobile City: [presscloud]6534[/presscloud]
Max Mobile: [presscloud]6535[/presscloud]